Trách nhiệm bồi thường của Tòa án khi áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời
24/03/2017 10:16
(kiemsat.vn) Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng được quy định tại Điều 113 BLTTDS năm 2015. Có 04 trường hợp Tòa án phải bồi thường khi áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.
04 trường hợp Cơ quan điều tra phải giải quyết bồi thường
07 trường hợp Viện kiểm sát bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
Điều kiện để công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở
Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp này hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- * Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- * Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
- * Tòa án áp dụng biện pháp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- * Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Hồng Phong
Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 2015
(Kiemsat.vn) – Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:“người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015 cần được sửa đổi để phù hợp với thực tế và đảm bảo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội.
Bổ sung thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong lĩnh vực dân sự
(Kiemsat.vn) - BLTTDS năm 2015 đã bổ sung 04 loại tranh chấp, 03 loại yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đọc nhiều
-
1Không tự nguyện thi hành án, chuyển nhượng toàn bộ tài sản cho người khác có phạm tội không?
-
2Tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam
-
3Tư tưởng Hồ Chí Minh về “thượng tôn hiến pháp, pháp luật” và ý nghĩa trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
-
4Hạn chế trong quy định và thực tiễn áp dụng Bộ luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông từ góc nhìn cạnh tranh quy phạm pháp luật
Bài viết chưa có bình luận nào.