Góp ý về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại

17/05/2017 10:13

(kiemsat.vn)
– Khoản 2 Điều 9 Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năn 2015 (ngày 10/3/2017) quy định về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại còn dài và mang tính liệt kê. Do vậy, vần phải sửa đổi theo hướng ngắn gọn và chặt chẽ hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Qua nghiên cứu Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, chúng tôi có một số ý kiến đóng góp về vấn đề phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại quy định tại khoản 2 Điều 9 của Dự thảo:

“ 2. Phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng tại Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã); Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại) của Bộ luật này.”

Với cách trình bày vấn đề phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại như quy định tại khoản 2 Điều 9 của Dự thảo nêu trên mang tính chất liệt kê các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, vừa dài, vừa không cần thiết bởi nó trùng lặp với phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự 2015 (đã liệt kê các tội danh trên).

Theo quan điểm của chúng tôi nên sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 9 theo hướng không cần phải liệt kê từng tội danh cụ thể mà chỉ cần nêu như sau là đảm bảo ngắn gọn, chặt chẽ: “2. Phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng tại các tội phạm cụ thể mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Đặng Bá Hưng

VKSND huyện Sơn Động

Nguồn: Trang tin VKSND tỉnh Bắc Giang

Chủ tịch Quốc hội: Cần xem xét lại việc tăng thuế bảo vệ môi trường

(Kiemsat.vn) –Ngày làm việc thứ 3 (13/9) của Phiên họp thứ 14, UBTV Quốc hội thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường. Vấn đề tăng thuế xăng, dầu khiến nghị trường nóng lên với nhiều ý kiến khác nhau.

Lê Minh B chỉ bị xử phạt hành chính

(Kiemsat.vn) - Tác giả căn cứ vào Điều 194 BLHS, Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA- KSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 (TTLT số 17) cho rằng B không phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 194 BLHS.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang