Xem xét nguyện vọng của con đương sự trong vụ án ly hôn có xem là thu thập chứng cứ?
(kiemsat.vn) Qua hơn một năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (có hiệu lực 01/7/2016). VKSND huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh phối hợp với Tòa án nhân dân huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh lưu ý, quan tâm chọn những vụ án dân sự - hôn nhân gia đình đưa ra giải quyết, xét xử theo thủ tục rút gọn ở cấp sơ thẩm.
Đương sự có phải chứng minh với Tòa án về việc đã sao gửi tài liệu, chứng cứ không?
3 bước nghiên cứu, xây dựng hồ sơ kiểm sát phúc thẩm dân sự
Kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự và chất lượng bài phát biểu của KSV tại phiên tòa
Một trong những điều kiện để đưa vụ án dân sự ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải có các điều kiện là: Vụ án có thủ tục đơn giản…không phải thu thập chứng cứ.
Qua thực tiễn kiểm sát xét xử dân sự, hôn nhân gia đình, cho thấy: Quy định hồ sơ có đầy đủ cơ sở, căn cứ để phán quyết, Tòa án không cần thu thập chứng cứ, hay hoạt động đặc thù có được xem là thu thập chứng cứ hay không để từ đó áp dụng thủ tục rút gọn và xem xét và trường hợp cần phải có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa hay không hiện đang gặp vướng mắc, chưa có sự thống nhất, cụ thể:
Xem xét nguyện vọng con của đương sự trong vụ kiện ly hôn từ 7 tuổi đến 18 tuổi có được xem là biện pháp thu thập chứng cứ hay không. Xác định được vấn đề này, có phải là thu thập chứng cứ hay không để xem xét áp dụng thủ tục rút gọn hoặc không áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Có quan điểm cho rằng xem xét nguyện vọng con từ 7 tuổi đến 18 tuổi là hoạt động thu thập chứng cứ theo khoản 2 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Quan điểm khác lại cho rằng, xem xét nguyện vọng con từ 7 tuổi đến 18 tuổi với mục đích duy nhất là xem nguyện vọng của người con ở độ tuổi nhất định có nguyện vọng sống với ai sau khi cha mẹ ly hôn không phải là hoạt động thu thập chứng cứ theo khoản 2 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự, vì đây là hoạt động đặc thù và bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình: Vợ chồng thỏa thuận người trực tiếp nuôi con… nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Giải quyết được vấn đề này, để xem xét việc liên quan đến vai trò của Viện kiểm sát khi kiểm sát giải quyết án theo thủ tục rút gọn. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS thì Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ…”
Do đó, từ khâu xác định lấy lời khai con của đương sự trong vụ án ly hôn từ 7 tuổi đến 18 tuổi có phải là biện pháp thu thập chứng cứ hay không?
Tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất, tức là việc lấy lời khai con của đương sự trong vụ ly hôn (người con từ 7 tuổi đến 18 tuổi) là hoạt động thu thập chứng cứ. Từ đó, xét thấy những vụ án thuộc trường hợp này, không đủ điều kiện để xét chọn theo thủ tục rút gọn và cũng thuộc trường hợp phải có Kiểm sát viên tham gia phiên Tòa. Bởi lẽ, người con của vợ, chồng trong vụ ly hôn (có tranh chấp về nuôi con) được chọn nguyện vọng sống với cha hay mẹ, việc sống với ai, có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến quyền lợi của người con. Vì vậy, người con được xem là người tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Việc lấy lời khai của người con được xem là hoạt động lấy lời khai của đương sự, là biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 97 và Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự. Mặc khác, việc lấy lời khai người con từ 7 tuổi đến 18 tuổi về nguyện vọng sống với ai là cha hoặc mẹ sau khi ly hôn vừa là chứng cứ vừa là căn cứ để giải quyết toàn diện vụ ly hôn (có tranh chấp về việc nuôi con sau khi ly hôn). Bởi lẽ, khi người con trình bày có nguyện vọng phải được sống chung với cha hoặc mẹ sau khi ly hôn là quá dễ dàng cho việc phán quyết. Tuy nhiên, có trường hợp, người con thể hiện tình cảm gắn bó với cha, mẹ ngang nhau, nên qua nhiều lần lấy lời khai đều trình bày rằng, sống với cha hoặc mẹ đều phù hợp. Từ đó, việc phán quyết tuyên bố người con phải sống chung với một trong hai người cha hoặc mẹ phải căn cứ vào việc đánh giá toàn diện điều kiện mọi mặt của người cha hoặc người mẹ có đảm bảo cho cuộc sống, sinh hoạt cho người con cao hơn. Do đó, khẳng định quan điểm trong vụ án ly hôn (có tranh chấp về nuôi con), hoạt động lấy lời khai con từ 7 tuổi đến 18 tuổi là hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ và là căn cứ để giải quyết toàn diện vụ án. Như vậy, đối với những vụ án này không đủ điều kiện để áp dụng thủ thụ rút gọn và là trường hợp phải có Kiểm sát viên tham gia phiên Tòa.
Ngô Văn Lập
VKSND huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Bài viết có liên quan >>>
Kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
Khi nào thì hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự?
Kinh nghiệm kiểm sát việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay
Kinh nghiệm kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.