Đương sự có phải chứng minh với Tòa án về việc đã sao gửi tài liệu, chứng cứ không?
(kiemsat.vn) Theo quy định tại khoản 9 Điều 70, khoản 5 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự có nghĩa vụ gửi cho các đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao tài liệu, chứng cứ.
Một số yêu cầu sử dụng chứng cứ hỏi cung bị can của Kiểm sát viên
Chứng minh trong tố tụng hình sự
Xem xét nguyện vọng của con đương sự trong vụ án ly hôn có xem là thu thập chứng cứ?
Vậy đương sự phải gửi tài liệu, chứng cứ vào thời điểm nào? Cách thức gửi như thế nào? Đương sự có phải chứng minh với Tòa án về việc đã sao gửi tài liệu, chứng cứ không? Trường hợp đương sự không thực hiện việc sao gửi thì giải quyết thế nào?
Vấn đề này hiện đã được hướng dẫn tại Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017, cụ thể như sau:
– Việc quy định đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác bản sao tài liệu, chứng cứ tại khoản 9 Điều 70, khoản 5 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là nhằm đảm bảo việc tiếp cận chứng cứ để thực hiện quyền tranh tụng của đương sự trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án. Do vậy, nguyên đơn phải gửi bản sao đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ cho đương sự khác trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
– Về phương thức đương sự sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác, do Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không quy định nên đương sự có quyền lựa chọn phương thức sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác (gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện…) và đương sự phải chứng minh với Tòa án đã sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác.
Đây là một trong những quy định mới được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Do vậy, trong quá trình tố tụng, Tòa án phải giải thích, hướng dẫn cho đương sự để họ thực hiện nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác.
Trường hợp đương sự không thực hiện việc sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác thì Tòa án yêu cầu đương sự phải thực hiện.
Trường hợp vì lý do chính đáng, không thể sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ theo quy định tại khoản 3 Điều 196, điểm b khoản 2 Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Hồng Phong (giới thiệu)
Bất ngờ với dự án chung cư chỉ tầm 10 triệu/m2 tại Hà Nội
BLTTDS năm 2015 bổ sung 03 loại nguồn chứng cứ mới
-
1Thu thập chứng cứ điện tử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
-
2Cơ chế thoả thuận nhận tội trong tố tụng hình sự Nhật Bản và khuyến nghị đối với Việt Nam
-
3Bất cập về thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự
-
4So sánh pháp luật về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ và Việt Nam (Kỳ I)
Bài viết chưa có bình luận nào.