Cần hướng dẫn cách tính thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố
(kiemsat.vn) Khi Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát thì Lệnh tạm giam (hoặc Lệnh bắt bị can để tạm giam) vẫn còn thời hạn tạm giam thì Viện kiểm sát có tiếp tục sử dụng thời hạn tạm giam của Cơ quan điều tra không hay là phải ra Lệnh tạm giam khác và nếu Viện kiểm sát ra Lệnh tạm giam khác thì thời hạn tạm giam được tính như thế nào.
Ứng dụng phần mềm Excel để theo dõi thời hạn tạm giam
Kỹ năng trực tiếp kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự
Bàn về công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân
Điều 241 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 240 của Bộ luật này (thời hạn quyết định việc truy tố). Như vậy, trong trường hợp bị can đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong giai đoạn điều tra, khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra đề nghị truy tố chuyển hồ sơ sang Việm kiểm sát, nếu xét thầy cần tiếp tục tạm giam bị can thì Viện kiểm sát có thể ra Lệnh tạm giam để tiếp tục tạm giam bị can. Một vấn đề đặt ra là khi Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát thì Lệnh tạm giam (hoặc Lệnh bắt bị can để tạm giam) vẫn còn thời hạn tạm giam thì Viện kiểm sát có tiếp tục sử dụng thời hạn tạm giam của Cơ quan điều tra không hay là phải ra Lệnh tạm giam khác và nếu Viện kiểm sát ra Lệnh tạm giam khác thì thời hạn tạm giam được tính như thế nào.
Ảnh minh họa |
Do gặp vướng mắc, nên có quan điểm cho rằng vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định tại tiểu mục 16.2 Mục 16 của Thông tư 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BTP ngày 07/9/2005. Ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải kiểm tra thời hạn tạm giam bị can để báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định như sau:
- Nếu thời hạn tạm giam còn và bằng hoặc dài hơn thời hạn truy tố đối với từng tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều 166 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị can thì Viện kiểm sát sử dụng lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra mà không cần ra lệnh tạm giam mới.
- Nếu thời hạn tạm giam còn nhưng không đủ để hoàn thành việc truy tố thì trước khi hết hạn tạm giam 5 ngày, Kiểm sát viên phải báo cáo để Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát ra lệnh tạm giam mới. Thời hạn tạm giam mới được tính theo ngày tạm giam cuối cùng ghi trong lịch tạm giam của Cơ quan điều tra và không được quá thời hạn truy tố đối với từng tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều 166 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (trừ đi thời hạn đã tạm giam kể từ ngày Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án).
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Vì vậy, Thông tư 05 nêu trên cũng hết hiệu lực nên không thể tiếp tục áp dụng. Vì vậy, liên ngành tư pháp trung ương sớm có văn bản chỉ đạo thống nhất cách tính thời hạn tam giam trong giai đoạn truy tố.
Xem thêm>>>
Những điểm mới về tạm giam theo quy định của BLTTHS năm 2015
Hướng dẫn xây dựng báo cáo sơ kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
Hướng dẫn ghi âm, ghi hình trong điều tra, truy tố, xét xử
-
1Làm giả tài liệu hay sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức?
-
2Bàn về việc tổng hợp hình phạt đối với người được hưởng án treo phạm tội mới
-
3Về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
-
4Nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu mới của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề "Tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước"
-
5Các bị can có phạm tội hủy hoại tài sản?
Bài viết chưa có bình luận nào.