BLHS 2015: Điểm mới đáng chú ý của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
(kiemsat.vn) Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) đã bổ sung tình tiết mới đáng chú ý vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là “đến hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”; đáp ứng yêu cầu xử lý các trường hợp có điều kiện trả nợ nhưng vẫn cố tình chây ỳ không trả để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Điểm mới về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong BLTTHS 2015
Chế tài áp dụng đối với pháp nhân phạm tội trong BLHS 2015
Biên soạn lại giáo trình giảng dạy liên quan đến BLHS năm 2015
Tại Điều 175 BLHS 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2017) đã quy định thêm hành vi mới của tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, đó là tình tiết “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”.
Về hành vi “bỏ trốn”: BLHS năm 1999 quy định hành vi “bỏ trốn” là một trong các tình tiết định tội của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 1 Điều 140). BLHS năm 2015 bỏ hành vi “bỏ trốn” trên. Tuy nhiên, BLHS 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2017) đã kế thừa quy định của BLHS năm 1999, bổ sung lại hành vi “bỏ trốn” là một trong các tình tiết định tội của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 1 Điều 175).
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình. “Cố tình không trả” là hành vi vi phạm nghĩa vụ trả lại tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, làm cho chủ tài sản mất khả năng đòi lại tài sản của mình. Việc BLHS 2015 (sửa đổi năm 2017) bổ sung hành vi “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” là hợp lý để xử lý những trường hợp có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…Anh Nga
(giới thiệu)
Quy định mới về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Điểm mới của BLHS 2015 đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam