Quy định mới về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(kiemsat.vn) So với BLHS 1999, BLHS 2015 thì trong BLHS 2017 đã sửa đổi, bổ sung một số điểm mới thể hiện sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chưa va chạm giao thông đã ném bất tỉnh người đi bộ
Quy định mới về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Nhờ mua thẻ cào điện thoại: Chiêu trò cũ, vẫn bị lừa
Sửa đổi, bổ sung các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2017. Theo đó, sửa đổi và bổ sung thêm các dấu hiệu phạm tội mới thuộc trường hợp chiếm đoạt tài sản dưới 2.000.000 đồng:
Hình ảnh minh họa
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau chưa được xóa án tích mà còn vi phạm: Tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (điểm b khoản 1 Điều 174 BLHS 2017 quy định là “… các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này”). Đây là sự bổ sung theo hướng cụ thể hơn các tội có liên quan đến “chiếm đoạt tài sản”, so với quy định tại khoản 1 Điều 139 BLHS 1999 (quy định chung chung), nhằm tránh trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng thiếu chuẩn xác trong việc nhận định như thế nào là “hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản” do hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản trong BLHS bao gồm nhiều tội danh.
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (điểm c khoản 1 Điều 174 BLHS 2017).
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ (điểm d khoản 1 Điều 174 BLHS năm 2017). Quy định này đã cụ thể hóa một số trường hợp xảy ra trên thực tế khi định giá tài sản bị thiệt hại (phương tiện kiếm sống chính của người bị hại) là rất thấp nhưng do BLHS 1999 chưa quy định nên không có căn cứ truy cứu TNHS, BLHS 2017 khắc phục vấn đề này nhằm tránh các trường hợp bỏ lọt tội phạm. Điều 174 BLHS 2017 bỏ tình tiết “tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại” (quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 174 BLHS 2015) là phù hợp, vì sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng điều luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, vì nhận thức khác nhau về việc áp dụng một số tình tiết đó, cũng như hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể cho một số tình tiết này và nội hàm của một số tình tiết đó trùng lắp với các tình tiết khác trong điều luật.
– Khoản 2 Điều 174 BLHS năm 2017 đã bỏ tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” (điểm g khoản 2 Điều 139 BLHS 1999), việc loại bỏ tình tiết này là phù hợp, bởi căn cứ xác định “gây hậu quả nghiêm trọng” trong thực tế áp dụng rất khó khăn, mặc dù có quy định tại tiểu mục a mục 3.4 phần I Thông tư 02/2001 của BLHS 1999. Và BLHS năm 2017 đã bỏ quy định tại điểm g khoản 2 Điều 174 BLHS 2015:“Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này”.
– Khoản 3 Điều 174 BLHS 2017 đã bỏ tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng” (điểm b khoản 3 Điều 139 BLHS 1999) và bỏ tình tiết “Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này” (điểm b Khoản 3 Điều 174 BLHS 2015). Đồng thời, cũng như BLHS 2015, BLHS 2017 quy định mới thêm một tình tiết định khung khác là “Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”, đây là quy định hợp lý, nhằm tránh các trường hợp phạm tội phát sinh trong những điều kiện khách quan đặc biệt mà chưa có quy định dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
– Khoản 4 Điều 174 BLHS 2017 đã bỏ tình tiết “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” (điểm b khoản 4 Điều 139 BLHS 1999) và bỏ tình tiết:“…b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này (điểm b Khoản 4 Điều 174 BLHS 2015). Đồng thời, cũng như BLHS 2015, BLHS 2017 quy định mới thêm một tình tiết định khung khác là c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp…”, đây là sự bổ sung hợp lý, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm trong một số trường hợp cụ thể, nhất là trong điều kiện chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì sự manh nha hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản gia tăng rất nhiều.
Bùi Thế Phương
VKSND thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Các bài viết liên quan>>>
BLHS 2015: Bổ sung Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
BLHS 2015: Điểm mới đáng chú ý của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Điểm mới về Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp
Hành vi của V và O là cố ý gây thương tích
-
1Làm giả tài liệu hay sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức?
-
2Bàn về việc tổng hợp hình phạt đối với người được hưởng án treo phạm tội mới
-
3Về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
-
4Nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu mới của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề "Tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước"
-
5Các bị can có phạm tội hủy hoại tài sản?
Bài viết chưa có bình luận nào.