Trao đổi về bài viết “Nguyễn Văn Đ có đồng phạm không”?
(kiemsat.vn) – Theo tác giả, mấu chốt của việc xem Đ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc hay không là các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh được số tiền mà nhóm H dùng để đánh bạc kể từ khi Đ mang tiền đến cho H mà không phải là toàn bộ số tiền dùng để đánh bạc trong cả quá trình.
Kỹ năng kiểm sát giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ (tiếp theo)
Đồng bạc “đâm toạc” lương tâm
Từ 01/2018: 17 tội danh không còn thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra
Như dữ liệu của tình huống trên đưa ra “Khoảng 20h30 phút thì H bị thua hết tiền, nên H gọi điện thoại cho Nguyễn Văn Đ (là anh họ H) nhờ Đ mang tiền đến cho H mượn, tiếp tục chơi bài. Khoảng 15 phút sau thì Đ đi xe máy tới nhà Q, mang theo 6.000.000 đồng để đưa cho H mượn. Khi tất cả đang chơi thì bất ngờ bị Công an quận C ập vào bắt quả tang, đưa tất cả về trụ sở để lập biên bản về việc đánh bài, trong đó có cả Đ”.
Như vậy ở đây chúng ta khẳng định được Q biết H vay và dùng tiền của mình để đánh bạc mà Q vẫn cho H mượn. Vì Q trước khi mang tiền đến đưa cho H mượn, Q biết H mượn tiền để “tiếp tục chơi bài”, mặt khác sau khi mang tiền đến đưa cho H, Q tiếp tục ở lại xem nhóm của H chơi bài và thấy H dùng tiền của mình để chơi bài đến khi bị Công an bắt quả tang.
Do vậy theo quan điểm của tôi có 2 hướng giải quyết vụ việc như sau:
Áp dụng: Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc Hội; Công văn số 80/TANDTC-PC ngày 29/3/2016 và Công văn số 276/TANDTC-PC ngày 13/9/2016 của Tòa án nhân dân tối cao.
– Trường hợp thứ nhất: Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ chứng cứ chứng minh từ khi Nguyễn Văn Đ mang tiền cho H vay đến khi Công an bắt quả tang mà số tiền dùng để đánh bạc của nhóm H là từ đủ 5 triệu đồng trở lên thì Q đồng phạm về tội Đánh bạc với vai trò là người giúp sức và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Đánh bạc”.
Vì theo Điều 20 BỘ LUẬT HÌNH SỰ quy định
“1.Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2.Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
…
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
– Trường hợp thứ hai: Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ chứng cứ chứng minh kể từ khi Nguyễn Văn Đ mang tiền cho H vay đến khi Công an bắt quả tang mà số tiền dùng để đánh bạc của nhóm H là dưới 5 triệu đồng, thì Đ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Đánh bạc”.
Trên đây là quan điểm của cá nhân tôi, chia sẻ cùng Tạp chí Kiểm sát và các bạn đọc.
Nguyễn Hữu Cảnh
Thanh tra VKSND tối cao
Yêu cầu đặt cọc để được tham gia bán hàng đa cấp có trái pháp luật?
Điểm mới về điều kiện tha tù trước hạn
-
1Đánh giá lỗi của người tham gia giao thông đường bộ qua công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
-
2So sánh pháp luật về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ và Việt Nam (Kỳ Il và hết)
-
3Bồi thường ước tính - bản chất và sự tương quan với các chế định tương tự trong pháp luật Việt Nam
-
4Bàn về quyền yêu cầu giải quyết nuôi con sau khi ly hôn
-
5Hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự
Bài viết chưa có bình luận nào.