Đồng bạc “đâm toạc” lương tâm

03/11/2017 10:40

(kiemsat.vn)
– Vấn đề ăn gì, uống gì để đảm bảo vệ sinh đang dần trở thành nỗi lo lắng thường xuyên của tất cả mọi người. Bởi cụm từ “thực phẩm bẩn” dường như đã trở thành nỗi ám ảnh của các gia đình trong từng bữa ăn hằng ngày và cuộc chiến chống thực phẩm bẩn cũng trở nên quyết liệt hơn.

Nỗi lo về thực phẩm bẩn đang là nỗi lo chung của toàn xã hội, tuy nhiên, với thực trạng thị trường thực phẩm đa dạng trên thị trường, việc lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh trở thành cuộc chiến không chỉ riêng của các bà nội trợ mà cả toàn xã hội khi mà mỗi ngày, mỗi giờ, trên báo đài, các trang thông tin điện tử, chương trình thời sự… đưa tin về thực phẩm bẩn.

Ngày càng nhiều vụ án về sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn đã được phanh phui. Hôm nay thì vịt nhuộm phẩm màu, trà sữa bằng polymer, kẹo chíp chíp chứa chất Gelatin gây ung thư, tăng động, rồi thì xương hầm bằng bột nhừ chỉ cần 5 phút. Hôm nay, rau trộn thuốc giữ tươi lâu, mai mực thối thành mực tươi nhờ chất tẩy trắng… Dù những tin tức này chẳng có gì mới lạ đối với người dân nhưng tần suất xuất hiện nhiều đến mức báo động.

Tôm bơm hóa chất (Ảnh: Internet)

Tôm bơm hóa chất (Ảnh: Internet)

Ở nông thôn, người dân có thể tự cung tự cấp một phần, còn ở thành phố vấn đề này lại càng nhức nhối hơn. Bởi lẽ, tự sản xuất được rau, thì vẫn phải ăn hoa quả bẩn, dù ăn thịt sạch thì cũng dính phải hải sản bẩn. Suy cho cùng, vẫn chính con người vì đồng tiền mà hại nhau.

Gần đây nhất, theo Báo Vietnamnet đưa tin, ngày 30/9, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Bộ Công an xác nhận phát hiện 1 lò giết mổ ở TP. Hồ Chí Minh tiêm thuốc an thần cho 5.000 con lợn rồi giết mổ, bán ra thị trường.

Ngày 13/10, trên trang Facebook của Báo Công an đăng clip bơm vịt căng phồng rồi nhuộm thành vàng óng bằng phẩm màu Trung Quốc rồi bán ra thị trường.

Theo thông tin trên trang Songkhoe.vn ngày 17/10 “160.000 ca ung thư mỗi năm do thực phẩm bẩn”, theo đó, mỗi năm Việt Nam có từ 130.000 đến 160.000, trong đó có khoảng 85.000 đến 115.000 người tử vong do căn bệnh này. Những con số biết nói trên gây nên tâm lý hoang mang, nghi ngờ của người mua hàng.

Vịt bơm căng phồng rồi bán ra thị trường (Ảnh: Internet)

Vịt bơm căng phồng rồi bán ra thị trường (Ảnh: Internet)

Thiết nghĩ, nguyên nhân chủ yếu dân đến việc thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường là do nguồn lợi nhuận mà nó mang lại cho người bán. Đối với người dân, cơm áo, gạo tiền vẫn đang là vấn đề đè nặng lên tâm lý nông dân sản xuất. Đối với người chăn nuôi là sự thiếu hiểu biết về chất cấm khi sử dụng thuốc kích thích, kích trọng. Sự thiếu hiểu biết về thực phẩm sạch, cả tâm lý thích của rẻ của người tiêu dùng. Và cả việc quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc việc phát hiện, ngăn chặn hoạt động tiêu thụ sản xuất thực phẩm bẩn trên thị trường.

Làm gì để ngăn chặn thực phẩm bẩn là câu hỏi mà nhiều người vẫn trăn trở, trước hiết chúng ta cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với những cơ sở, đối tượng vì lợi nhuận che hết mắt mà đặt sức khỏe của người khác xuống dưới.

Phổ biến, tuyên truyền kiến thức, nâng cao hiểu biết về thực phẩm bẩn, tác hại, mức nguy hiểm của thực phẩm bẩn cho người tiêu thụ lẫn người bán. Ngoài ra, Nhà nước nên đưa ra những mô hình thực phẩm sạch cho người dân ứng dụng vào sản xuất.

Điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về: “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;

b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;

c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;

d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đan Thanh

Bài liên quan >>>

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trong BLHS năm 2015 và dự kiến sửa đổi, bổ sung năm 2017

Công bố trên báo, đài đơn vị kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm

Sau TP Hồ CHí Minh, Đà Nẵng thành lập BQL An toàn thực phẩm

an toàn thực phẩm Bộ luật Hình sự năm 2015 Luật và Cuộc sống sức khỏe thực phẩm bẩn

    Một bình luận

    • Hay nhất
    • Cũ Nhất
    • Mới nhất
    •          Bling Đứng        
      04/11/2017 at 18:32
          kêu gọi thì vẫn cứ kêu gọi ,tuyên truyền thì vẫn cứ tuyên truyền ,những những vụ vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong những năm qua vẫn không thuyên giảm ,mà thay vào đó ngày càng gia tăng ,vì lợi ích kinh tế ,bất chấp mọi tội lỗi sẵn sàng vi phạm .cái này chính phủ ta cần phải làm mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa,bởi có sức khỏe là có tất cả ,mà sức khỏe bị hủy hoại bởi hóa chất thông qua bữa ăn hàng ngày dẫn đến nguy cơ người việt có thể mắc vô số bệnh và gây tử vong ,từ đó suy giảm nền kinh tế ,nguồn nhân lực của quốc gia ,làm tổn hại đến thế hệ con trẻ của chúng ta trong tương lai.thiết nghĩ dù không dùng vật trực tiếp để đánh chết người ,nhưng đây là hành vi mà tôi cho rằng tàn ác nhất và dã man nhất của con người.chúng ta cần phải chung tay lật tẩy những đối tượng có hành vi cố tình làm điều trái với lương tâm chỉ vì đồng tiền mà quên đi sức khỏe của tiêu dùng.hàng nghìn năm qua nước ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và những tội ác chất độc màu da cam do mỹ để lại chưa được vơi đi phần nào trong lòng người việt,mà nay người việt lại tự hại người việt,thử nghĩ xem những con người như thế có còn lương tâm nữa không,lương tri bị chó cắn rồi sao.và thông điệp cuối cùng tôi muốn gửi tới cho toàn thể người việt chúng ta rằng:tại sao ta không làm nhiều việc tốt đem lại lợi ích cho gia đình và cho xã hội khi ta còn sống để khi chết đi khỏi phải đau đớn dưới địa ngục.sinh ,lão ,bệnh ,tử đã trở thành quy luật của tạo hóa ,tuổi thọ con người có giới hạn,tại sao ta không sống tốt lên trong những quãng đời còn lại mà ta đang tồn tại trên trần gian này.    

    Tin khác đã đăng

    • Bé 10 tuổi bị bố đẻ và mẹ kế bạo hành: Tột cùng phẫn nộ 08/12/2017
    • Nhờ mua thẻ cào điện thoại: Chiêu trò cũ, vẫn bị lừa 06/12/2017
    • Khi trộm đột nhập có được chống trả? 04/12/2017
    • Yên Bái phạt gia đình cựu Giám đốc Sở 500 triệu đồng, cho tồn tại ‘biệt phủ’ 02/12/2017
    • Sống với nhau 10 năm, có 4 con chung vẫn không là vợ chồng 01/12/2017

    Khó quản thuốc gia truyền trên mạng xã hội

    (Kiemsat.vn) – Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, chỉ cần ở đâu giới thiệu chữa bệnh hiệu quả thì người bệnh sẽ lập tức tìm đến ngay mà không cần biết kết quả ra sao. Mạng xã hội đang dần trở thành thị trường buôn bán thuốc gia truyền thuận tiện, nhanh chóng.

    Đèn chiếu xa, vô tình gây tai nạn

    (Kiemsat.vn) – Từ lâu, việc bật đèn chiếu xa vô tội vạ khi tham gia giao thông trong đô thị, ngõ ngách, trên đường cao tốc, các tuyến đường lớn nhỏ đã trở thành ác mộng với rất nhiều người. Không những gây bức xúc, mà nguy hiểm hơn khi nhiều vụ tai nạn, va chạm giao thông xảy ra do đèn chiếu xa gây lóa mắt, dẫn tới lạc tay lái.
    (0) Bình luận

    Bài viết chưa có bình luận nào.

    lên đầu trang