Trọng nam khinh nữ, gốc rễ của bạo lực giới

24/10/2017 02:49

(kiemsat.vn)
Bạo hành phụ nữ và trẻ em gái là một vấn đề mang tính toàn cầu, xảy ra ở bất cứ xã hội nào, trong đó có Việt Nam. Các hình thức phổ biến của bạo lực giới là bạo lực thể xác, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và mua bán người.

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là nguy cơ tiềm ẩn phá vỡ những giá trị tốt đẹp của gia đình, gây mất trật tự an toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng tới quyền con người. Theo số liệu thống kê trên trang http://bvhttdl.gov.vn/ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2016, Việt Nam có 11.020 số hộ gia đình có bạo lực gia đình, năm 2015 là 13.846. Mặc dù nhiều tổ chức, hiệp hội được thành lập để giúp đỡ phụ nữ ứng phó với vấn nạn này nhưng các con số liên quan đến bạo lực với phụ nữ vẫn giảm không đáng kể.

Bạo hành phụ nữ và trẻ em

Với sự phát triển của mạng xã hội, điện thoại thông minh, bạn dễ dàng xem các đoạn ghi hình cảnh bạo hành với phụ nữ, trẻ em gái. Trên thực tế, chúng ta vẫn bắt gặp ngay giữa đường phố cảnh tượng người đàn ông đấm, đá, giật tóc, tát túi bụi phụ nữ nhưng hiếm có trường hợp nào được người đi đường can ngăn, mà đa số chỉ dừng xe đứng nhìn, bàn tán, quay video lại và xem đó là chuyện của nhà người ta.

Mấy tháng trước, trên mạng xã hội lan truyền clip nữ bác sỹ ở Bệnh Viện 115 Nghệ An bị một người đàn ông lăng mạ, liên tục đánh tới tấp vào mặt. Sau khi trích xuất video điều tra, thì người đàn ông tát nữ bác sĩ đêm 18/8 là Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Thắng (Nghệ An), vì bức xúc khi thấy cháu bị chảy máu nhiều nhưng bác sĩ không tích cực quan tâm bệnh nhân ở phòng cấp cứu. Hay chuyện trên mạng xã hội có clip 2 hành khách nam đánh nhân viên của sân bay Nội Bài trước mặt khách du lịch trong và ngoài nước…

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là nguy cơ tiềm ẩn phá vỡ những giá trị tốt đẹp của gia đình (Ảnh Internet)

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là nguy cơ tiềm ẩn phá vỡ những giá trị tốt đẹp của gia đình (Ảnh Internet)

Chia sẻ về vấn đề này, chúng tôi trò chuyện với một phụ nữ (xin được giấu tên), chị lập gia đình và sống cùng người chồng vũ phu đã gần 20 năm. Thói quen rượu chè be bét, bản tính xem thường phụ nữ của chồng đã biến cuộc sống của chị và các con trở thành địa ngục. “Ngày nào cũng phải có rượu, ít nhất cũng phải có một chai. Uống vào rồi chửi bới, đánh vợ, đánh con, cơm vợ phải đút tận miệng, nước rót tận tay, đi làm không bao giờ đưa về đồng nào. Con cái nói thì bị đánh. Giờ muốn ly hôn cũng không được, là mẹ phải hy sinh cho con cái để nó không chịu cảnh thiếu bố thiếu mẹ, hơn nữa mình làm cơ quan nhà nước, ly hôn họ cười cho”, chị chia sẻ.

Một bạn gái (xin giấu tên) tâm sự cùng chúng tôi, “Em chưa bao giờ thấy nhà là nơi bình yên. Về đến nhà lại phải nghe chửi bới, điệp khúc đó ngày nào cũng nghe đến nỗi thuộc. Một, hai giờ sáng còn phải dọn chiến trường nôn ói của bố sau trận nhậu tới bến. Đồ đạc trong nhà mua cái gì mới cũng bị đập, bị phá, nhà thì bị dọa đốt thường xuyên. Em không hiểu tại sao mẹ em sống được mấy chục năm với người như thế”.

Từ quan niệm trọng nam khinh nữ

Trọng nam khinh nữ, gốc rễ của bạo lực giới (Ảnh Internet)

Trọng nam khinh nữ, gốc rễ của bạo lực giới (Ảnh Internet)

Từ những vụ việc liên quan, chúng ta phải đặt ra câu hỏi “Tại sao khi xã hội phát triển, trình độ dân trí càng cao thì những vụ bạo lực giới vẫn diễn ra?”

Thiết nghĩ, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng bất bình đẳng giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” chính là gốc rễ của của nạn bạo lực giới. Khi phụ nữ còn bị xem là phái yếu, phụ nữ luôn ở vị trí thấp hơn thì bạo lực giới vẫn còn tồn tại.

Tiếp theo là do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng phổ biến, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn nên những vụ bạo lực được phản ánh nhiều hơn.

Một nguyên nhân nữa có thể bắt nguồn từ sự căng thẳng kinh tế trong gia đình đã tạo sức ép tâm lý lên nhiều cặp vợ chồng; từ việc đối xử lệch lạc giới tính, phụ nữ và trẻ em giái trở thành nạn nhân của bạo lực. Ngoài vết thương thể chất, vết thương tinh thần hằn lên trên cuộc sống thường ngày, nạn nhân luôn tỏ ra thiếu tự chủ, sợ hãi, tủi thân, suy nhược, trầm cảm và có xu hướng muốn tự vẫn.

Bình đẳng giới – lối thoát cho nạn bạo lực phụ nữ, trẻ em gái

Để xóa bỏ bất bình đẳng giới, đặc biệt là bạo lực đối với trẻ em gái và phụ nữ, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và xây dựng gia đình văn hóa. Ngoài ra, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và các trung tâm tư vấn phòng, chống bạo lực giới trong gia đình cần nâng cao vai trò của mình, nên có nhiều chính sách, giải pháp thúc đẩy thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, tăng quyền cho phụ nữ, đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới.

Giới truyền thông phải đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, thực hiện các chương trình làm thay đổi những quan niệm lạc hậu về vai trò, giá trị của người phụ nữ.

Nam giới cũng cần thể hiện vai trò, trách nhiệm chia sẻ công việc trong gia đình và khẳng định có thể đảm đương vai trò của người phụ nữ trong gia đình; thay đổi nhận thức cho rằng, bạo lực đối với phụ nữ là chuyện bình thường.

Hơn ai hết, chính phụ nữ cần nâng cao tính tự chủ, quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội.

Bạo hành phụ nữ và trẻ em gái bị xử phạt như thế nào?

Đánh đập, dùng bạo lực, gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, cụ thể ở đây là phụ nữ và trẻ em gái là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể người khác được quy định tại Điều 134 BLHS, có khung hình phạt cao nhất đến tù chung thân.

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đan Thanh
(tổng hợp)

Bài liên quan >>>

VKSND Tp. Vĩnh Yên kiến nghị phòng ngừa bạo lực gia đình

Bạo lực trường học: Làm sao giải quyết?

Bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình được hỗ trợ gì?

Đèn chiếu xa, vô tình gây tai nạn

(Kiemsat.vn) – Từ lâu, việc bật đèn chiếu xa vô tội vạ khi tham gia giao thông trong đô thị, ngõ ngách, trên đường cao tốc, các tuyến đường lớn nhỏ đã trở thành ác mộng với rất nhiều người. Không những gây bức xúc, mà nguy hiểm hơn khi nhiều vụ tai nạn, va chạm giao thông xảy ra do đèn chiếu xa gây lóa mắt, dẫn tới lạc tay lái.

Nguy hiểm “trực chờ” từ miệng cống, hố ga mất nắp

(Kiemsat.vn) – Hết lần này đến lần khác, những vụ tai nạn “trời ơi đất hỡi” khiến nhiều người tử vong do miệng cống, hố ga mở ngoác miệng nằm trên đường gây ra, nhưng trách nhiệm thuộc về ai vẫn đang là câu hỏi.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang