Yêu cầu đặt cọc để được tham gia bán hàng đa cấp có trái pháp luật?
Tôi muốn tham gia bán hàng đa cấp thì được yêu cầu đặt cọc một khoản tiền và mua một số lượng hàng trước? Tôi muốn hỏi công ty kinh doanh đa cấp làm như vậy có đúng không? việc lợi dụng kinh doanh đa cấp để chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý thế nào?
Kỹ năng kiểm sát giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ (tiếp theo)
Đồng bạc “đâm toạc” lương tâm
Từ 01/2018: 17 tội danh không còn thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra
Bán hàng đa cấp là một phương thức kinh doanh hàng hóa được pháp luật thừa nhận. Đó là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng..
Hình ảnh mang tính chất minh họa (nguồn internet)
Theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thì ngoài hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh, danh mục hạn chế kinh doanh, cấm lưu thông hoặc tạm ngừng lưu thông theo quy định của pháp luật thì các hàng hóa sau đây cấm được kinh doanh theo phương thức đa cấp, bao gồm:
– Hàng hóa là thuốc;
– Trang thiết bị y tế;
– Các loại thuốc thú y;
– Thuốc bảo vệ thực vật;
– Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
– Các loại hóa chất nguy hiểm và sản phẩm có hóa chất nguy hiểm theo quy định.
Đặc biệt, mọi loại hình dịch vụ hoặc các loại hình kinh doanh khác không phải là mua bán hàng hóa không được tiến hành kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Các hành vi chủ yếu bị cấm thực hiện khi doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp gồm:
a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
c) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
d) Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;
đ) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
e) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
g) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác;
h) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về bán hàng đa cấp phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;
i) Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không thuộc về đào tạo bán hàng đa cấp;
k) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không thuộc về đào tạo bán hàng đa cấp phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó;
l) Thu phí cấp, đổi thẻ thành viên dưới bất kỳ hình thức nào;
m) Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định;
n) Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa theo quy định;
o) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
p) Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
q) Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;
r) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp;
s) Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm
Như vậy, việc công ty kinh doanh đa cấp yêu cầu người tham gia phải đặt cọc tiền và mua một số lượng hàng trước là trái quy định của pháp luật.
Đối với các hành vi lợi dụng việc kinh doanh đa cấp để chiếm đoạt tài sản có thể bị xử lý về tội lừa đảo.
Ngoài ra, do yêu cầu của việc đấu tranh chống các hoạt động bán hàng đa cấp trái pháp luật, Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp. Còn đối với các hoạt động lợi dụng việc kinh doanh đa cấp để lừa đảo thì vẫn xử lý hình sự về tội lừa đảo.
Ls. Lê Ngọc Sơn
Điểm mới về điều kiện tha tù trước hạn
Tổ chức hoạt động kinh doanh đa cấp trái pháp luật có thể ở tù đến 5 năm
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.