Trao đổi bài viết: “Giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự thế nào cho đúng”
(kiemsat.vn) Qua nghiên cứu nội dung bài viết: “Giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự thế nào cho đúng?” của tác giả Vũ Thị Minh đăng trên kiemsat.vn ngày 11/7/2017, tôi có ý kiến trao đổi như sau: Tôi chưa đồng tình toàn bộ với hai ý kiến được nêu trong bài viết.
Hiệu lực của giao dịch dân sự không tuân thủ hình thức theo Bộ luật Dân sự 2015
Điểm mới về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo BLTTHS 2015
Điều kiện bảo vệ người thứ ba ngay tình
Đối với ý kiến thứ nhất cho rằng: Về trách nhiệm dân sự, Tòa án nhân dân huyện BM, tỉnh H không buộc các bị cáo bồi thường là có căn cứ, bởi vì:
Ảnh có tính minh họa (nguồn internet)
“Tòa án đã tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước 39,881 m3 gỗ nghiến nên không buộc các bị cáo phải bồi thường thiệt hại, bởi nếu vừa tịch thu tài sản, vừa bồi thường thiệt hại thì vô hình trung một hành vi gây thiệt hại đã bị bóc tách xử lý hai lần (tịch thu tang vật và bồi thường thiệt hại) là không đúng”.
Tôi cho rằng việc tịch thu sung công quỹ Nhà nước và việc bồi thường trách nhiệm dân sự là hai vấn đề khác nhau, khi xét xử Tòa án phải xem xét vấn đề trách nhiệm dân sự đối với hành vi phạm tội, việc tịch thu tài sản do phạm tội mà có không liên quan đến việc xác định thiệt hại xảy ra để yêu cầu bồi thường, đây là hai vấn đề khác nhau.
Đối với ý kiến thứ hai cho rằng: Bên cạnh việc Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 41 BLHS năm 1999; điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS năm 2003 thì cần phải áp dụng khoản 1 Điều 42 BLHS năm 1999 để tịch thu sung quỹ Nhà nước 39,881 m3 gỗ nghiến, đồng thời buộc các bị cáo A, B, C, D liên đới bồi thường số tiền 279.167.000đ cho Nhà nước, bởi lý do:
Thứ nhất: “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xâm phạm đến khách thể là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ rừng, ngoài tịch thu vật chứng là 39,881 m3 gỗ nghiến để xử lý theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, hành vi của các bị cáo còn gây thiệt hại tài sản của Nhà nước. Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 BLHS đã gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường. Vì vậy, trong vụ án này về phần trách nhiệm dân sự phải buộc các bị cáo bồi thường cho Nhà nước số tiền: 279.167.000đ”.
Theo tôi ý kiến này không có căn cứ, vì nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại theo Điều 585 BLDS năm 2015 thì thiệt hại tới đâu bồi thường tới đó, có thiệt hại, có yêu cầu bồi thường thì phải xem xét giải quyết. Trong vụ án trên số gỗ thu giữ được trị giá 279.167.000 đ chứ không phải thiệt hại mà các bị cáo gây ra là như trên.
Vì vậy, tôi cho rằng, trong trường hợp này muốn xác định thiệt hại thì cần phải xem xét các thiệt hại do việc chặt hạ cây gỗ nghiến trên gây ra.
– Khi thực hiện hành vi các bị cáo có gây thiệt hại tới cây rừng khác không, giá trị các cây khác thiệt hai là bao nhiêu?
– Mức độ thiệt hại về môi trường, về cây trồng khác là như thế nào?
– Cây nghiến đã chặt hạ đến ngày khai thác chưa hay còn non, mức độ thiệt hại là bao nhiêu nếu chưa đến ngày khai thác?
– Chi phí cho việc bảo quản, vận chuyển, định giá, bán… đối với số gỗ thu được.
Sau khi xem xét các thiệt hại thực tế nêu trên mới xác định được thiệt hại mà các đối tượng gây ra và phải bồi thường chứ không thể xác định thiệt hại là giá trị định giá số gỗ thu được.
Tuy nhiên, sẽ xem xét việc thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường, đại diện cho nguyên đơn dân sự là hợp pháp thì sẽ áp dụng khoản 1 Điều 585 BLDS năm 2015 về việc thỏa thuận mức bồi thường, từ đó sẽ miễn trách nhiệm dân sự cho các bị cáo, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn (hộ nghèo) và sẽ khó khăn trong thi hành án điều này hoàn toàn hợp tình, hợp lý không vi phạm quy định pháp luật.
Nguyễn Văn Nguyên
Luật sư, Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, đoàn luật sư Hà Nội
Giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự thế nào cho đúng?
Hành vi của Nguyễn Viết C có dấu hiệu của tội làm nhục người khác
-
1Rút kinh nghiệm vụ án dân sự bị huỷ do vi phạm về đánh giá chứng cứ
-
2Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hành chính của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
-
3Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự chiếm đoạt tài sản có sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
-
4Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời thỉnh thị các vụ án xâm phạm trật tự xã hội
Bài viết chưa có bình luận nào.