Sau TP Hồ CHí Minh, Đà Nẵng thành lập BQL An toàn thực phẩm
(kiemsat.vn) An toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, người sản xuất chế biến, người quản lý và các cấp chính quyền.
Ông Nguyễn Xuân Anh bị bãi nhiệm chức Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng
Chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam sinh con trong trại
Đồng bạc “đâm toạc” lương tâm
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
An toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người mà còn góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Ngày 25/8/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1268/QĐ-TTg về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng.
Thủ tướng giao trách nhiệm cho cơ quan thuộc UBNN TP Đà Nẵng là Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng còn có chức năng và thẩm quyền giúp UBNND thành phố thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý có trách nhiệm đưa ra các đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm chuyên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Ban Quản lý sẽ do UBND TP Đà Nẵng quy định.
Theo Quyết định, lãnh đạo Ban Quản lý gồm có Trưởng ban và có không quá 3 Phó Trưởng ban. Về cơ cấu tổ chức, Ban Quản lý gồm có 3 phòng chuyên môn, 5 đội nghiệp vụ và có đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc là Trung tâm Kiểm nghiệm thực phẩm.
Thời gian thực hiện thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng 3 năm kể từ ngày 25/8/2017.
Trước đó, vào tháng 3/2017, UBND TP.HCM đã thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm TP HCM trong thời hạn 3 năm. TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai thí điểm thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm.
Thông tin chi tiết xem tại đây…
Đan Thanh
(Giới thiệu)
I
Ban đại diện phụ huynh học sinh không được quyền thu tiền
Đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập
-
1Lấy ý kiến nhân dân về đề nghị tặng Huân chương Lao động
-
2Quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-
3Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013
-
4Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
5Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
6Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
7Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
Bài viết chưa có bình luận nào.