Chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam sinh con trong trại
(kiemsat.vn) – Từ 1/1/2018, người sinh con khi bị tạm giữ, tạm giam được thanh toán viện phí và bồi dưỡng bằng hiện vật giá trị tương tương 30 kg gạo tẻ loại trung bình.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng CSDL về thi hành tạm giữ, tạm giam
Ban đại diện phụ huynh học sinh không được quyền thu tiền
Đề xuất Chính phủ đổi giờ làm việc từ 8h30 trên cả nước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 120/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.
Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế (chế độ) đối với người bị tạm giữ, tạm giam; kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam; kinh phí bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ…Cụ thể:
Về chế độ ăn, định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ loại trung bình, 0,5 kg đường loại trung bình, 15 kg rau, 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,75 lít nước chấm, 0,1 kg bột ngọt và chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than, 45 kw/h điện, 3 m3 nước để đảm bảo phục vụ ăn, uống và sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Người bị tạm giữ, tạm giam ốm đau, bệnh tật, thương tích thì quy định về mức ăn do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị, nhưng không quá 2 lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Người bị tạm giữ, tạm giam được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Ngoài những tiêu chuẩn được nêu trên, người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng thêm 30% định lượng về thực phẩm thịt, cá. Người sinh con khi bị tạm giữ, tạm giam được thanh toán viện phí và bồi dưỡng bằng hiện vật giá trị tương tương 30 kg gạo tẻ loại trung bình.
Nghị định 120/2017 quy định ch ế đ ộ đ ố i v ớ i ngườ i b ị t ạ m gi ữ , tam giam có thai ph ả i sinh con trong tr ạ i (Ảnh Internet)
Ngoài ra, Nghị định này còn quy định chi tiết về chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giữ, tạm giam. Người bị tạm giữ, tạm giam được sử dụng quần, áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm: 1 chiếu, 1 màn cá nhân, 1 đôi dép, 2 bộ quần áo dài, 1 áo ấm mùa đông và 1 chăn (các cơ sở giam giữ từ thành phố Đà Nẵng trở vào dùng chăn sợi, từ tỉnh Thừa Thiên- Huế trở ra dùng chăn bông loại không quá 2 kg).
Người bị tạm giữ được cấp 1 bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường không quá 20g, 1 khăn rửa mặt. Người bị tạm giam được cấp 1 bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường không quá 100g dùng trong 2 tháng, 1 khăn rửa mặt dùng trong 04 tháng, mỗi tháng được cấp 0,3 kg xà phòng giặt.
Nếu là phụ nữ thì được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ giá trị tương đương 2 kg gạo tẻ loại trung bình/1 tháng.
Từ ngày 1/1/2018, Nghị định mới quy định, cơ sở giam giữ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam mượn quần áo theo mẫu thống nhất, áo kiểu budong dài tay, quần dài có chun, không đóng số, màu xanh lam.
Đan Thanh
(gi ớ i thi ệ u)
Đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập
Quy định mới về các gói dịch vụ y tế cơ bản tuyến huyện và xã
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
-
9Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Bài viết chưa có bình luận nào.