Ly hôn lần thứ hai, Tòa án vẫn giải quyết việc nuôi con chung
(kiemsat.vn) Việc Tòa án giao cháu B cho chị C nuôi dưỡng không có giá trị vĩnh viễn. Năm 2014, anh chị đăng ký kết hôn lại thì đã tái thiết lập mối quan hệ vợ chồng giữa T và C, giữa anh chị với con chung là cháu B. Do vậy, khi ly hôn lần 2, Tòa án phải tiếp tục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc ly hôn của anh T và chị C, trong đó có tranh chấp về quyền nuôi con (khi có yêu cầu).
Trả lại giá trị tài sản trộm cắp, không áp dụng tình tiết giảm nhẹ là bồi thường thiệt hại
Xe máy gây tai nạn trong vụ án giao thông là vật mang dấu vết tội phạm
Có cần tước giấy phép lái xe trong vụ án vi phạm giao thông đường bộ?
Tôi có ý kiến trao đổi về bài viết của tác giả Dương Thanh đăng trên tạp chí Kiemsat.vn ngày 17/9/2018 với nội dung bài viết “Tòa án có giải quyết việc nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn lần thứ hai?” như sau:
Ảnh minh họa |
Thứ nhất, tôi không đồng tình với quan điểm của tác giả Dương Thanh cho rằng Tòa án chỉ giải quyết việc ly hôn giữa anh T và chị C còn yêu cầu giải quyết nuôi con chung thì Tòa án không giải quyết.
Thứ hai, theo ý kiến của tôi thì theo quy định của pháp luật hiện hành, Tòa án khi thụ lý các vụ việc về chế độ hôn nhân, gia đình nói chung và tranh chấp về ly hôn nói riêng phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan bao gồm: kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng trước và sau ly hôn với con cái,…đối với mọi trường hợp (nếu có yêu cầu). Ở nội dung vụ án ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con giữa anh T, chị C nói trên cần làm rõ một số vấn đề sau đây:
Năm 2013, Tòa án nhân dân huyện X đã có bản án, quyết định cho anh T và chị C ly hôn, đồng thời giao cháu B là con chung cho chị C nuôi dưỡng. Anh T và chị C không còn ràng buộc trên quan hệ vợ chồng, tuy nhiên về quan hệ cha mẹ và con giữa anh T, chị C, cháu B vẫn luôn tồn tại theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014. Việc Tòa án giao cháu B cho chị C nuôi dưỡng phải hiểu rằng không có giá trị vĩnh viễn cũng không làm mất đi vị trí pháp lý của cháu B trong mối quan hệ cha, mẹ, con (không phải cứ giao cho chị C nuôi dưỡng sau khi ly hôn thì cháu B không còn là con chung của hai anh chị).
Ngoài ra, căn cứ Điều 58 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, nếu không có sự việc bố mẹ ly hôn sẽ không xảy ra việc tranh chấp về nuôi con, do đó, khi việc ly hôn không còn (năm 2014, anh chị quay lại với nhau và có đăng ký kết hôn đúng quy định của pháp luật) thì việc làm này đã tái thiết lập mối quan hệ vợ chồng giữa T và C, giữa anh chị với con chung là cháu B. Do vậy, khi ly hôn lần 2, Tòa án thụ lý phải tiếp tục giải quyết đầy đủ các vấn đề có liên quan đến việc ly hôn của anh T và chị C, trong đó có cả tranh chấp về quyền nuôi con (khi có yêu cầu).
Xem thêm>>>
Giấy chứng nhận kết hôn bị sai thông tin có làm thủ tục ly hôn được không?
Làm thế nào để chứng minh tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân?
Điều kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn
-
1Làm giả tài liệu hay sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức?
-
2Bàn về việc tổng hợp hình phạt đối với người được hưởng án treo phạm tội mới
-
3Về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
-
4Nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu mới của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề "Tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước"
-
5Các bị can có phạm tội hủy hoại tài sản?
Bài viết chưa có bình luận nào.