Tòa án có giải quyết việc nuôi con chung khi vợ chồng ly hôn lần thứ hai?
(kiemsat.vn) Nếu lần ly hôn thứ nhất Tòa án đã giải quyết giao con cho người vợ/người chồng nuôi dưỡng, sau đó họ đăng ký kết hôn lại và vì nhiều lý do khác nhau họ lại ly hôn thì lần ly hôn thứ hai Tòa án có giải quyết việc nuôi con chung nữa không? Vấn đề này hiện còn quan điểm khác nhau.
Trả lại giá trị tài sản trộm cắp, không áp dụng tình tiết giảm nhẹ là bồi thường thiệt hại
Xe máy gây tai nạn trong vụ án giao thông là vật mang dấu vết tội phạm
Có cần tước giấy phép lái xe trong vụ án vi phạm giao thông đường bộ?
Nội dung vụ việc:
Năm 2013, Tòa án nhân dân huyện X đã giải quyết bằng bản án, quyết định cho anh T và chị C ly hôn; giao cháu B, sinh năm 2008 cho chị C tiếp tục nuôi dưỡng, anh T không phải cấp dưỡng cho cháu B vì chị C không yêu cầu.Năm 2014, anh T và chị C quay lại chung sống và đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật. Trong thời gian chung sống, anh T và chị C tiếp tục phát sinh nhiều mâu thuẫn nên anh T nộp đơn ly hôn chị C và yêu cầu Tòa án giải quyết cho anh T được quyền nuôi cháu B. Vậy Tòa án có giải quyết yêu cầu nuôi con của anh T không?
Ảnh minh họa |
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Theo quy định của pháp luật thì khi giải quyết tranh chấp về ly hôn, Tòa án phải giải quyết các vấn đề liên quan bao gồm: nuôi con chung, cấp dưỡng, chia tài sản chung… Vì vậy, khi anh T và chị C đăng ký kết hôn lần thứ hai thì giữa anh T và chị C đã tạo lập hôn nhân mới nên khi họ có tranh chấp về nuôi khi ly hôn thì Tòa án phải giải quyết giao con cho một trong hai người vợ hoặc chồng nuôi dưỡng.
Quan điểm thứ hai cũng là quan điểm của tác giả cho rằng: Khi anh T và chị C đăng ký kết hôn lần thứ hai thì quan hệ hôn nhân của họ là hợp pháp. Tuy nhiên, trong thời gian chung sống, sau khi ly hôn giữa anh T và chị C không có thêm người con chung nào khác. Như vậy, nếu anh T và chị C có tranh chấp ly hôn và anh T có yêu cầu Tòa án giải quyết cho anh được quyền nuôi cháu B thì Tòa án chỉ giải quyết ly hôn giữa anh T và chị C. Còn yêu cầu giải quyết nuôi con chung thì Tòa án không được giải quyết. Bởi vì:
- Vấn đề tranh chấp nuôi con (cháu B) giữa anh T và chị C đã được Tòa án giải quyết xong. Cho nên Tòa án không được giải quyết tranh chấp nuôi con giữa anh T và chị C lần thứ hai.
- Bản án giải quyết ly hôn giữa anh T và chị C của Tòa án nhân dân huyện X vẫn còn hiệu lực pháp luật (trừ quyết định cho anh T và chị C ly hôn). Vì bản án chưa bị hủy bỏ hoặc sửa một phần bởi bản án hoặc quyết định nào khác. Cho nên chị C vẫn có quyền tiếp tục nuôi dưỡng cháu B theo Bản án của Tòa án nhân dân huyện X.
- Nếu có căn cứ cho rằng chị C không đảm bảo được điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc… đối với cháu B thì anh T chỉ được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn mà không được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về nuôi con chung.
Rất mong nhận được ý kiến góp ý, trao đổi của bạn đọc.
Xem thêm>>>
Làm thế nào để chứng minh tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân?
Điều kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn
Về quyền tự định đoạt của đương sự trong việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.