Không thể coi nghĩa vụ cấp dưỡng như nghĩa vụ trả tiền
(kiemsat.vn) Theo tác giả việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không thể xem giống như nghĩa vụ trả tiền. Do đó, chúng ta cũng không thể xem việc chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền,
Cần kháng nghị tái thẩm bản án năm 2014 trước khi truy cứu TNHS Nguyễn Văn A
Vướng mắc về tính án phí chia tài sản chung của vợ chồng và chi phí tố tụng
Trao đổi bài: “Vướng mắc về tính án phí chia tài sản chung của vợ chồng và chi phí tố tụng”
Trong bài viết “Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không?”, tác giả Dương Thanh cho rằng: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện bằng tiền nên chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền nên người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Do đó, người có nghĩa vụ phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ảnh minh họa |
Tôi không đồng tình với quan điểm này của tác giả. Bởi lẽ:
Thứ nhất: Tại khoản 1, Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”. Như vậy, Điều 357 không có quy định phải trả lãi đối với những nghĩa vụ khác được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thứ hai: Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không thể xem giống như nghĩa vụ trả tiền, bởi lẽ nếu tương đồng thì nhà làm luật đã không phải phân biệt “nghĩa vụ cấp dưỡng” với “nghĩa vụ trả tiền”. Do đó, chúng ta cũng không thể xem việc chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nên người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thứ ba: Theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện theo thỏa thuận hoặc nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng được Tòa án giải quyết và có bản án bắt buộc thi hành. Nếu có căn cứ khẳng định người có khả năng cấp dưỡng (có sức khỏe và có tài sản) nhưng chậm (cố tình kéo dài) hoặc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (trốn tránh) thì có thể bị xử lý hành chính, theo mức độ nghiêm trọng mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm>>>
Về quyền tự định đoạt của đương sự trong việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Có tính án phí cấp dưỡng nuôi con đối với việc hôn nhân gia đình không?
Vợ yêu cầu cấp dưỡng vì…. chồng cũ “lơ” con
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.