Cần kháng nghị tái thẩm bản án năm 2014 trước khi truy cứu TNHS Nguyễn Văn A
(kiemsat.vn) Dấu hiệu “tái phạm” phải được xác định bằng quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi bản án đó chưa được xóa án tích, mà lại phạm tội mới thì mới coi là “tái phạm nguy hiểm”.
Cha mẹ của bị cáo chưa thành niên không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm
Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không?
Tính lệ phí trước bạ theo giá bán đấu giá hay theo bảng giá đất của UBND tỉnh?
Trao đổi bài viết: "Tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?" của tác giả Nguyễn Hữu Cảnh, đăng trên Kiemsat.vn ngày 12/11/2018, tác giả cho rằng cần áp dụng tình tiết định khung là “tái phạm nguy hiểm” đối với Nguyễn Văn A.
Ảnh minh họa |
Về tái phạm và tái phạm nguy hiểm, Điều 53 BLHS năm 2015 quy định như sau:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý”.
Việc xác định một người “tái phạm nguy hiểm” trong trường hợp này phải đảm bảo các dấu hiệu sau:
Một là, người phạm tội đã “tái phạm”: Có nghĩa trước khi phạm tội mới, người phạm tội đã 02 lần bị kết án về tội phạm độc lập do Bộ luật Hình sự quy định. Đồng thời, trong lần bị kết án thứ hai trước đó, người phạm tội đã bị áp dụng tình tiết “tái phạm”.
Khoản 1 Điều 53 BLHS năm 2015 quy định về tình tiết tái phạm không nêu dấu hiệu phải được Tòa án xác định bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, việc xác định tình tiết tái phạm không thể tiến hành một cách độc lập mà chúng phải gắn liền với việc xem xét trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Theo BLHS, BLTTHS, việc tuyên một người có tội thuộc thẩm quyền của Tòa án, quyết định hình phạt cũng chỉ do Tòa án, vì vậy, dấu hiệu “tái phạm” cũng phải được xác định bằng quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 53 BLHS năm 2015 chỉ nêu lên dấu hiệu để xác định tái phạm chứ không quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác định người phạm tội “tái phạm”. Cho nên, khi kết án người phạm tội ở lần thứ hai mà Tòa án không xác định người phạm tội “tái phạm” thì khi truy tố, xét xử tội mới, không được áp dụng “tái phạm nguy hiểm”.
Thứ hai, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích. Dấu hiệu này được xác định như trường hợp “tái phạm” và trường hợp thứ nhất của “tái phạm nguy hiểm”.
Thứ ba, người phạm tội lại phạm tội do cố ý. Theo đó, tội mới là bất kỳ tội phạm cụ thể nào, có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Dấu hiệu này chỉ đòi hỏi tội đó là tội do cố ý, không bao hàm tội phạm do vô ý. Đồng thời, tội này do người phạm tội thực hiện sau và lần phạm tội mới này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập do BLHS quy định.
Trở lại trường hợp của Nguyễn Văn A, A bị kết án năm 2010 và 2014 đều chưa được xóa án tích do A chưa thi hành phần dân sự của bản án năm 2010 và năm 2014 (án phí và nghĩa vụ bồi thường dân sự) và cả ba lần phạm tội Nguyễn Văn A đều thực hiện với lỗi cố ý. Vấn đề đặt ra là xác định tình tiết Nguyễn Văn A đã “tái phạm” ở lần phạm tội thứ 2, trong trường hợp này, sau khi phát hiện tình tiết mới, do vẫn còn thời hiệu nên Viện kiểm sát cần kháng nghị tái thẩm bản án năm 2014 để xét xử lại vụ án đúng với sự thật khách quan.
Khi bản án năm 2014 được tái thẩm đã bổ sung tình tiết “tái phạm” thì Viện kiểm sát sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A về “Tội mua bán người” theo quy định tại khoản 3 Điều 150 BLHS năm 2015 có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm với tình tiết định khung là “tái phạm nguy hiểm” là có căn cứ và đúng pháp luật.
Xem thêm>>>
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.