Có tách vụ án khi người bị hại sau đó là bị cáo?
(kiemsat.vn) Thực tế hiện nay nhiều Tòa án vẫn xét xử những vụ án mà người bị hại sau đó là là bị cáo trong một phiên Tòa. Việc tách vụ án là không cần thiết dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại, bị cáo và người liên quan.
Chưa va chạm giao thông đã ném bất tỉnh người đi bộ
Vướng mắc khi thay đổi Kiểm sát viên tiến hành tố tụng
Hành vi của V và O là cố ý gây thương tích
BLTTHS năm 2003 đã có quy định về trường hợp tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng pháp luật ở địa phương cho thấy, những quy định hiện hành của BLTTHS còn chưa cụ thể. Từ đó, dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật của các Cơ quan tư pháp ở địa phương có quan điểm khác nhau.
Nội dung vụ án:
Năm 2015, tại gia đình anh S, ở huyện V, tỉnh P, nhóm thanh niên gồm: S, M, L và C đang uống rượu và ăn cơm, thì có B đến chơi, sau đó B ở lại cùng uống rượu cùng mọi người. Trong khi ngồi uống rượu, do trước đó đã uống nhiều nên M và C sang phòng bên cạnh để nghỉ, còn lại nhóm bạn vẫn tiếp tục ngồi uống, lúc này L có mời B uống 01 ly rượu nhưng B từ chối, nên giữa L và B có xảy ra mâu thuẫn, cãi chửi nhau. L đi xuống gian bếp nhà S lấy một con dao dựa dài 30 cm, rồi đi lại gần chỗ B và dùng tay phải giơ dao chém về phía B nhưng được C can ngăn, L đẩy mọi người ra và tiếp tục dùng dao chém 01 nhát về phía B, theo chiều từ trên xuống, B liền giơ tay trái lên đỡ nên bị lưỡi dao chém trúng vào cạnh ngoài bàn tay trái (cạnh ngón út), gây thương tích ở mô út bàn tay trái phía bờ trụ, gãy nền đốt bàn ngón năm tay trái.
Do bị chém nên B vùng dậy định đánh trả L nhưng đã bị C dùng chân, tay đấm đá vào người, nhưng không gây thương tích gì. Thấy vết thương chảy nhiều máu nên B bỏ chạy về nhà cách đó khoảng 300m thì gặp V (là anh trai B). B nói cho V biết việc vừa bị đánh, chém tại nhà S. Do bực tức vì thấy em trai bị đánh gây thương tích, nên V đã đi vào phòng ngủ của V lấy thanh kiếm dài 85cm, rồi đi đến nhà S, B chạy theo sau. Lúc này tại nhà S, những người trong buổi liên hoan đang tập trung trước cổng. Do sợ B sẽ quay lại đánh trả thù nên C đã dùng xe mô tô của mình chở theo L bỏ đi. Khi ra đến cổng nhà S thì gặp V đi đến. V giơ thanh kiếm lên và nói: “thằng nào vừa chém em tao”, thấy vậy C điều khiển xe mô tô chở L bỏ chạy. V cầm thanh kiếm ở tay trái dồn đuổi theo, thấy vậy anh M đã chạy tới ôm người V để ngăn không cho V đuổi theo. Do bị giữ lại nên V vùng người và đẩy M ra, rồi vung thanh kiếm lên chém 01 nhát vào khuỷu tay trái của M, làm gãy xương cánh tay trái. Lúc này do bị mọi người lao vào can ngăn nên V không chém M.
Đối với anh M, sau khi bị V chém đã được mọi người đưa xuống nhà S băng bó vết thương. Lúc này B đi đến nhà S và nhìn thấy mọi người đang đứng xung quanh M, do lầm tưởng đó là L, là người vừa chém mình nên B lấy con dao, đứng từ phía sau chém 01 nhát vào vùng đầu phía sau gáy của M. Sau đó B vứt dao lại nhà S rồi bỏ chạy ra ngoài.
Vụ án trên đã được Cơ quan CSĐT khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với V, B, L về tội ‘Cố ý gây thương tích’ theo quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. Quá trình điều tra, vấn đề bồi thường dân sự đã được các bên thỏa thuận xong. Về hành vi phạm tội của các bị can đã rõ ràng, tuy nhiên về áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án, có hai quan điểm khác nhau :
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Đây là 02 vụ án cố ý gây thương tích độc lập với nhau. vụ án thứ nhất là L gây thương tích cho B và kết thúc khi B bỏ chạy về nhà cách nơi xảy ra tội phạm khoảng 300m. Vụ án thứ hai là B và V gây thương tích cho M. Do vậy, cần phải tách hành vi của L gây thương tích cho B thành một vụ án độc lập, vì trong vụ án này B vừa có tư cách bị hại, vừa có tư cách bị cáo, giải quyết trong cùng một vụ án sẽ rất khó xác định tư cách tố tụng dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Ý kiến thứ hai cho rằng: Không cần phải tách mà xử lý chung trong một vụ án, bởi lẽ : Hành vi của các bị can có liên quan đến nhau và xảy ra liên tục trong khoảng một thời gian ngắn; việc xử lý chung trong một vụ án sẽ giúp cho Cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng đánh giá tính chất, mức độ hành vi của từng người, từ đó sẽ có phán quyết chính xác hơn. Đồng thời, BLTTHS hiện nay và các văn bản hướng dẫn không có quy định nào cấm xử lý một người vừa là bị can, vừa là bị hại trong cùng một vụ án không được xét xử một lần. Vấn đề bồi thường dân sự đã được giải quyết xong, không có bên nào có yêu cầu đề nghị gì khác.
Từ những quan điểm khác nhau và những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật hiện nay, mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi của độc giả trên Kiemsat.vn.
Trần Thị Kim Xuân
VKSND thành phố Việt Trì
Điểm mới về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo BLTTHS 2015
Cần thay đổi tên biên bản bắt người phạm tội quả tang
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.