Cần thay đổi tên biên bản bắt người phạm tội quả tang
(kiemsat.vn) Việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị - xã hội, bắt người đúng hay không đúng quy định của pháp luật, bắt oan sai có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người và các quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Vướng mắc khi thay đổi Kiểm sát viên tiến hành tố tụng
Điểm mới về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo BLTTHS 2015
“Người thân thích” theo quy định của BLTTHS năm 2015
Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VII, BLTTHS năm 2015. Việc hoàn thiện quy định về biểu mẫu biên bản bắt người phạm tội quả tang là vấn đề cấp thiết trong cải cách tư pháp hiện nay. Từ lý luận và thực tiễn cho thấy cần sửa đổi hoàn thiện mẫu biên bản bắt người phạm tội quả tang để đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013;
Hình ảnh mang tính chất minh họa (nguồn internet)
Hiện nay Việt Nam đã gia nhập hầu hết các Công ước nhân quyền quốc tế.
Hiến pháp năm 2013 đặc biệt quan tâm, đề cao quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự, đó chính là hiện thân của việc tôn trọng và thực hiện các cam kết quốc tế về vấn đề này; bảo đảm sự tương đồng giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về quyền con người trong tố tụng hình sự; đồng thời thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong định hướng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.
Như vậy, những nội dung liên quan đến người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Qua nghiên cứu biểu mẫu số 05 ban hành theo Quyết định số 1351/QĐ-BCA (C11) ngày 18/11/2014 của Bộ Công an ban hành với tiêu đề “Biên bản bắt người phạm tội quả tang”. Tác giả nhận thấy là chưa phù hợp với các tư tưởng được quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 và Điều 13 BLTTHS năm 2015; Bởi vì, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang chưa phải là bị can, bị cáo, mà theo Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 thì có nhiều điều luật quy định cấu thành cơ bản đó là “Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Thực tiễn quá trình bắt người phạm tội quả tang cho thấy, có nhiều trường hợp khi phát hiện người có hành vi vi phạm thì bị bắt quả tang. Quá trình điều tra phải qua nhiều giai đoạn. Ví dụ các tội thường hay bị bắt quả tang như trộm cắp tài sản thì phải định giá tài sản để xác định tài sản bị chiếm đoạt hoặc tội đánh bạc thì phải xác định số tiền hay hiện vật; tội tàng trữ trái phép chất ma túy thì phải xác định trọng lượng chất ma túy thu giữ… nhưng cũng có một số đối tượng sau khi bị bắt quả tang do không đủ định lượng thì phải trả tự do, xử lý hành chính. Vì vậy, không phải mọi trường hợp bắt người phạm tội quả tang đều bị xử lý hình sự. Bởi vì, khi bắt giữ người phạm tội quả tang thì không thể xác định ngay là người bị bắt có phạm tội hay không mà phải qua quá trình điều tra mới chứng minh được hành vi của người bị bắt phạm tội hoặc không phạm tội.
Như vậy, có thể thấy rằng biểu mẫu số 05 ban hành theo Quyết định số 1351/QĐ-BCA (C11) ngày 18/11/2014 của Bộ Công an ban hành với tiêu đề “Biên bản bắt người phạm tội quả tang” là chưa phù hợp.
Từ những phân tích nêu trên tác giả đề nghị cần sớm sửa đổi trên biểu mẫu bắt “Biên bản bắt người vi phạm pháp luật quả tang”.
Lê Văn Quang
Phó Viện trưởng, VKSND huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Bài viết có liên quan >>>
Kỹ năng kiểm sát giải quyết vụ án “giết người” không quả tang
Chống tham nhũng: Cần mở rộng diện công khai tài sản
Kê biên tài sản theo BLTTHS năm 2015
Kinh nghiệm giải quyết án hình sự có khó khăn, vướng mắc, kéo dài
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.