Mức tiền nộp để đảm bảo thi hành án của pháp nhân thương mại
(kiemsat.vn) Tiền nộp để bảo đảm thi hành án gồm có tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền và tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường.
Chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam sinh con trong trại
Ban đại diện phụ huynh học sinh không được quyền thu tiền
Đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập
Ngày 16/10/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục và mức tiền mà pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử phải nộp để bảo đảm thi hành án (bao gồm thi hành hình phạt tiền và thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại), việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp để đảm bảo thi hành án.
Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục và mức tiền mà pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử phải nộp để bảo đảm thi hành án (Ảnh từ internet)
Theo Nghị định, pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc phải nộp một khoản tiền để đảm bảo thi hành án, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
Nghị định 115/2017/NĐ-CP gồm 4 Chương và 11 Điều, trong đó quy định: Mức tiền nộp để đảm bảo thi hành án; Trình tự, thủ tục nộp tiền để đảm bảo thi hành án và tạm giữ, hoàn trả, nộp NSNN số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án.
Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án, tiền được nộp để bảo đảm thi hành án là tiền Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ thuộc sở hữu hợp pháp của pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Tiền nộp để bảo đảm thi hành án gồm có tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền và tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường.
Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức phạt tiền cao nhất quy định tại điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại.
Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
– Nếu điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức thiệt hại cao nhất về tài sản quy định tại điều khoản đó.
– Nếu trong điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại không có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì tùy từng trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ án có thể áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định mức thiệt hại làm cơ sở cho việc quyết định mức tiền cụ thể mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường. Mức tiền nộp được quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không cao hơn mức thiệt hại thực tế đã được xác định.
Nghị định có hiệu lực từ 01/01/2018.
Đan Thanh
(giới thiệu)
Xem thêm>>>
Lưu ý khi phúc tra kháng nghị, kiến nghị trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
Thi hành án dân sự tại trại giam: Lúng túng xử lý tiền thu hồi
Quy định mới về các gói dịch vụ y tế cơ bản tuyến huyện và xã
Thủ tướng đề nghị VKSND, TAND phối hợp tổ chức xét xử lưu động vụ án điểm về chống người thi hành công vụ
-
1Quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-
2Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
3Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
4Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
5Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
6Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
Bài viết chưa có bình luận nào.