Trao đổi bài viết: “Phương pháp định giá tài sản nào là đúng”?
(kiemsat.vn) Để giải quyết được vấn đề “phương pháp định giá tài sản nào là đúng”, trước tiên chúng ta cần phải xác định được đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội gì?
Trường hợp của A là đầu thú
A phải được hưởng tình tiết giảm nhẹ là “tự thú”
Hành vi của A là "tự thú"
Qua nghiên cứu bài viết: “Phương pháp định giá tài sản nào là đúng?” của tác giả Dương Thanh trên Kiemsat.vn ngày 30/1/2019, tôi xin đưa ra một số ý kiến trao đổi như sau:
Căn cứ vào quy định Bộ luật Hình sự thì huỷ hoại tài sản là làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn. Ví dụ: Đốt cháy một căn nhà, một chiếc xe ôtô cháy thành tro bụi. Sự khác biệt giữa huỷ hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản chủ yếu căn cứ vào hậu quả của hành vi gây ra đối với tài sản, nếu tài sản bị hư hỏng hoàn toàn không có khả năng khôi phục thì coi là huỷ hoại, nếu tài sản không bị mất hẳn giá trị sử dụng và có khả năng khôi phục lại toàn bộ hoặc một phần giá trị sử dụng thì coi là cố ý làm hư hỏng tài sản.
![]() |
Ảnh minh họa |
Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).
Như vậy, với tình huống tác giả đưa ra, thì Trần Hoàng Kh đã có hành vi dùng búa đập đập vào cánh cửa nhà của ông T, kết quả làm 02 cánh cửa nhà ông T bị bễ (vỡ) kính. Chúng ta cần lưu ý là hành vi của K chỉ làm bễ kính chứ không làm hư hỏng toàn bộ (cả phần kính và phần cánh) của hai cánh cửa. Hai cánh cửa nhà ông T vẫn còn giá trị sử dụng. Do đó, hành vi của Kh là cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Căn cứ điểm c, khoản 2, Điều 17, Nghị định số 30/2017 quy định: “Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu xác định giá trị thiệt hại của tài sản bị hư hỏng một phần, Hội đồng định giá xác định giá trên cơ sở chi phí khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản trước khi bị hư hỏng một phần”.
Như vậy, giá trị thiệt hại tài sản bị hư hỏng trong vụ án trên chỉ bao gồm giá trị tài sản bị thiệt hại trước khi bị hư hỏng và chi phí tiền công thuê chở, lắp đặt tấm kính vào vị trí bị bễ do hành vi Kh gây ra.
Ai được quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản?
-
1Giải pháp phòng ngừa tội phạm mua bán người ở trong nước
-
2Thực hiện dân chủ trong công tác tổ chức cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân
-
3Thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử trong điều tra vụ án hình sự - khó khăn, vướng mắc và giải pháp
-
4Khó khăn, vướng mắc từ việc thi hành bản án về di dời cây
-
5Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi
-
6Sự tham gia của Nhân dân vào quy trình lập hiến trên thế giới và ở Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.