Trường hợp của A là đầu thú
(kiemsat.vn) Việc A đến cơ quan điều tra Công an TP. Q khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội là tình tiết “Đầu thú” mà không phải là tình tiết “Tự thú”.
Cần có hướng dẫn về “phạm tội 02 lần trở lên” và “đối với 02 người trở lên” tại Điều 251 BLHS
Vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để xử lý hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
“Đầu thú” hay “tự thú”?
Sau khi đọc bài: “Đầu thú” hay “Tự thú” của tác giả Trần Thanh Tuyền đăng trên Tạp chí Kiemsat.online ngày 17/01/2019, tôi xin có ý kiến trao đổi như sau:
Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015: “Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình”.
Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện”
Như vậy, sự khác nhau căn bản giữa “đầu thú” và “tự thú” là thời điểm người phạm tội bị phát hiện. Nếu thời điểm tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện bị phát hiện là trước khi người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình là “tự thú”, còn nếu thời điểm người phạm tội bị phát hiện là sau khi người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình là “đầu thú”.
![]() |
Ảnh minh họa |
BLTTHS năm 2015 không quy định người phát hiện tội phạm hoặc người thực hiện hành vi phạm tội là ai nên có thể hiểu là bất kỳ người hoặc cơ quan, tổ chức nào, có thể là người thân, bị hại, cơ quan điều tra, người dân… Quy định này là phù hợp với giải đáp nghiệp vụ của Tòa án nhân dân tối cao trước đây tại Mục 7, Phần I Công văn số 81/2002 của Tòa án nhân dân tối cao. Cụ thể khái niệm “tự thú” và “đầu thú” được giải thích như sau:
“Tự thú là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.
"Đầu thú" là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.
Trở lại vụ án trên thì trước khi A đến cơ quan CSĐT Công an TP. Q giao nộp điện thoại giật được của chị C và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của A. Hành vi phạm tội của A đã bị phát hiện thông qua việc B hỏi A có dùng xe của B đi cướp giật tài sản không và A đã thừa nhận. B còn khuyên A đến cơ quan điều tra giao nộp tài sản và khai nhận sự việc. Như vậy, việc A đến cơ quan điều tra Công an TP. Q khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội là tình tiết “Đầu thú” mà không phải là tình tiết “Tự thú” như quan điểm thứ hai.
-
1Giải pháp phòng ngừa tội phạm mua bán người ở trong nước
-
2Thực hiện dân chủ trong công tác tổ chức cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân
-
3Thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử trong điều tra vụ án hình sự - khó khăn, vướng mắc và giải pháp
-
4Khó khăn, vướng mắc từ việc thi hành bản án về di dời cây
-
5Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi
-
6Sự tham gia của Nhân dân vào quy trình lập hiến trên thế giới và ở Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.