Trao đổi bài viết: “Đương sự có được quyền thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận?”
(kiemsat.vn) Đa số ý kiến cho rằng, ông T vẫn được quyền thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận tại phiên hòa giải.
Hành vi của A là "tự thú"
Ai được quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản?
Phương pháp định giá tài sản nào là đúng?
Trao đổi bài viết: “Đương sự có được quyền thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận?” đăng trên Kiemsat.vn, mặc dù các ý kiến phân tích, lập luận không trùng nhau, nhưng đều cho rằng ông T vẫn được quyền thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận tại phiên hòa giải, vì còn thời hạn.
* Tác giả Trương Thế Nguyễn - Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng
Tại khoản 1 Điều 212 BLTTDS năm 2015 quy định: “Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự”.
Theo nội dung tình huống, thì biên bản hòa giải thành được tiến hành vào ngày 01/02/2019, đến ngày 11/02/2019, ông T mới gửi cho Tòa án văn bản thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận, tức là đã quá 07 ngày (trong đó, từ ngày 02/02/2019 đến ngày 10/02/2019 là 09 ngày nghỉ lễ Tết Nguyên Đán).
Theo giải đáp số: 01/GĐ -TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao (tại mục II về tố tụng dân sự) có giải đáp về vấn đề thời hạn liên quan đến khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 3 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (căn cứ theo các quy định về thời hạn trong BLDS 2015). Cụ thể, khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định; khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó”.
Nhưng vấn đề mà tình huống đặt ra ở đây chính là ngày bắt đầu tính thời hạn đã là ngày nghỉ lễ. Trong khi đó, giải đáp số: 01/GĐ-TANDTC chưa đề cập đến trường hợp ngày bắt đầu tính thời hạn là ngày nghỉ lễ mà chỉ đề cập rõ đến trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ. Do đó, nếu vẫn xác định ngày bắt đầu tính thời hạn 07 ngày là từ ngày 02/02/2019, thì thời hạn sẽ kết thúc tại thời điểm kết thúc của ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ lễ, tức thời hạn sẽ kết thúc tại thời điểm kết thúc của ngày làm việc 11/2/2019. Do vậy, theo tôi, đến ngày 11/02/2019, ông T vẫn được quyền thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận của mình.
Ảnh minh họa |
NguyễnThanh Toàn – VKSND huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2012, quy định về nghỉ lễ, tết thì từ ngày 04/02/2019 đến ngày 08/02/2019 là ngày nghỉ Tết nguyên đán, đương nhiên không tính vào thời gian làm việc của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 212 BLTTDS năm 2015. Bởi lẽ, khoản 1 Điều 212 BLTTDS năm 2015 quy định “Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành…” chứ không quy định 07 ngày làm việc, tuy nhiên “07 ngày” theo khoản 1 Điều 212 BLTTDS năm 2015 là có thể bao gồm thứ 7, chủ nhật thường lệ, chứ không thể tính vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Vì những ngày này, đương nhiên Tòa án phải được nghỉ theo quy định của Bộ luật lao động.
Đồng thời, khoản 1 Điều 212 BLTTDS năm 2015 cũng quy định “Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự”. Do đó, theo tình huống tác giả đưa ra thì ngày bắt đầu tính thời hạn 07 ngày phải là từ ngày 01/02/2019. Thời hạn cuối cùng ông T được quyền thay đổi ý kiến là đến ngày 12/02/2019.
Trao đổi bài viết: “Phương pháp định giá tài sản nào là đúng”?
Đương sự có được quyền thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận?
-
1Một số lưu ý khi kiểm sát việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giả tạo
-
2Các biện pháp hình sự phi hình phạt theo pháp luật hình sự Cộng hòa liên bang Đức
-
3Kỹ năng kiểm sát thu, chi, quản lý tiền thi hành án
-
4Một số vấn đề cần lưu ý khi kiểm sát việc trưng cầu giám định theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
-
5Kiểm soát quyền lực nhà nước ở chính quyền địa phương trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.