Sẽ tăng lương hưu, trợ cấp từ ngày 01/7/2017

17/03/2017 04:47

(kiemsat.vn)
Đây là nội dung đáng chú ý tại dự thảo Nghị định của Bộ LĐ-TB&XH trình Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, dự kiến nếu được thông qua, Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

Cụ thể, Dự thảo Nghị định đề xuất tăng thêm 7,4% mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đối với những đối tượng mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước ngày 01/7/2017.

Nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách trên gồm:

Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ./.

Ngân Hà

Cơ sở khám bệnh BHYT có quyền xem lịch sử 6 lần khám, chữa bệnh của bệnh nhân

(Kiemsat.vn) - Cơ sở khám, chữa bệnh BHYT được quyền tra cứu thông tin thẻ BHYT, lịch sử 6 lần khám, chữa bệnh gần nhất của người có thẻ BHYT đến khám, chữa bệnh tại đơn vị.

Công an xã phải tham gia BHXH bắt buộc

(Kiemsat.vn) - Tôi là công an viên của một xã miền núi, nhưng hoạt động với chức danh không chuyên trách. Vậy tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang