Quyền góp ý, giám sát cán bộ, đảng viên của người dân
(kiemsat.vn) – Người dân được quyền góp ý với cán bộ, đảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, về việc thực hiện cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cán bộ, đảng viên.
Chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam sinh con trong trại
Ban đại diện phụ huynh học sinh không được quyền thu tiền
Đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập
Quyết định 99-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương ban hành ngày 3/10/2017, về hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc trung ương tiếp tục phát huy vai trò của người dân trong đầu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Người dân được quyền góp ý với cán bộ, đảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (Ảnh Internet)
Bằng nhiều hình thức như trực tiếp gặp cấp ủy, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội để phản ánh; thông qua hòm thư góp ý đặt công khai, hệ thống điện tử, số điện thoại đường dây nóng; tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng với nhân dân. Cũng có thể thông qua việc tiếp xúc cư tri, gửi văn bản hoặc thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, kiểm điểm hằng năm, kiểm điểm tập thể cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; khi chuẩn bị làm quy trình đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu đề cử, ứng cử đối với cán bộ, đảng viên, người dân có quyền góp ý với cán bộ, đảng viên về:
– Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cán bộ, đảng viên.
– Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền; việc thực hiện cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cán bộ, đảng viên.
– Trách nhiệm thực thi công vụ; thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên; mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân.
Với hình thức thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các đoàn thể chính trị, thông qua gửi đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, qua phương tiện truyền thông đại chúng và qua hản ánh của người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Người dân có quyền giám sát cán bộ đảng viên theo những nội dung được quy định tại Quyết định này gồm:
– Về 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên; 19 điều quy định đảng viên không được làm; trách nhiệm thực thi công vụ;
– Việc thực hiện nhiệm vụ; kết quả thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; không suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cán bộ, đảng viên; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu;
– Việc tiếp thu và khắc phục, sửa chữa khuyết điểm của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII.
Quyết định 99-QĐ/TW có hiệu lực từ ngày 3/10/2017.
Đan Thanh
(giới thiệu)
Bài liên quan >>>
Vì sao phải công khai kỷ luật cán bộ, đảng viên?
Công khai tài sản của lãnh đạo để người dân giám sát: Cần làm ngay và làm thực chất
Hà Nội khai trừ Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm
Bài viết chưa có bình luận nào.