Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín trong BLDS năm 2015
(kiemsat.vn) Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong số những quyền nhân thân cơ bản của con người; được ghi nhận không chỉ trong pháp luật Việt Nam mà còn được pháp luật thế giới thừa nhận.
Xác định các chủ thể và điều kiện để chủ thể được hưởng di sản theo thời hiệu (tiếp theo)
Xác định các chủ thể và điều kiện để chủ thể được hưởng di sản theo thời hiệu
Bị đơn vắng mặt tại nơi cư trú, vụ án có được giải quyết không?
Để đảm bảo quyền này được thực hiện trên thực tế, pháp luật Việt Nam đã sớm có quy định về quyền này. Hiến pháp năm 1980 đã quy định: “Công dân có quyền tự được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”(Điều 70). Đến Hiến pháp năm 1992 lại tiếp tục ghi nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân tại Điều 71 “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Tiếp đến, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Như vậy quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền hiến định.
Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định ngắn gọn về quyền này tại Điều 37 như sau: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.
Đến Bộ luật Dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín tại Điều 34 cụ thể như sau:
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Như vậy, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thuộc nhóm quyền liên quan đến giá trị của con người trong xã hội nói riêng và trong tổng thể các quyền nhân thân nói chung. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho các quyền nhân thân khác./.
Nguyễn Long
Đương sự vắng mặt, người được ủy quyền có mặt: Tòa án có hoãn phiên tòa?
Trao đổi bài viết: “Giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự thế nào cho đúng”
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.