Ông Lê Quang Thưởng: Tinh gọn bộ máy sẽ đụng chạm quyền lợi nhiều người
Ông Lê Quang Thưởng: Tinh gọn bộ máy sẽ đụng chạm đến quyền lực, lợi ích của nhiều người. Tuy nhiên, phải xem đây là cuộc cách mạng trong bộ máy, là sự đổi mới toàn diện
Kỷ luật Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình
Bộ Công an siết chặt kỷ luật, phòng ngừa suy thoái trong cán bộ
Vấn đề - sự kiện nổi bật tuần qua (02/4 -06/4)
4 đề xuất trong đề tài nghiên cứu của Ban Tổ chức Trung ương về đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đang được dư luận quan tâm.
Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động là đòi hỏi tất yếu
Là người có nhiều năm công tác ở Ban Tổ chức Trung ương, ông Lê Quang Thưởng – nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương cho rằng, việc đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là đòi hỏi tất yếu.
![]() |
Ông Lê Quang Thưởng - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương. |
Theo quy định, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội độc lập về tổ chức và hoạt động. Về kinh phí, từ năm 1945, thời Bác Hồ còn lãnh đạo, không có chuyện đoàn thể ăn lương Nhà nước mà phải hoạt động, hội viên nộp kinh phí, vận động tài trợ để chi phí. Tuy nhiên, theo ông Thưởng, theo thời gian, dần dần Mặt trận và các đoàn thể này hoạt động như “tổ chức” Nhà nước, ăn lương Nhà nước.
Trong 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tích, ưu điểm, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng đã bộc lộ những hạn chế yếu kém, bất cập; cơ cấu tổ chức, bộ máy còn cồng kềnh bất hợp lý, kém hiệu quả, biên chế ngày càng phình ra và "ngốn" rất nhiều chi ngân sách nhà nước.
“Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội là đúng, nhưng quan trọng là thực hiện thế nào. Dù phương án nào thì cũng phải thừa nhận Mặt trận và đoàn thể CT-XH có tính chất độc lập về tổ chức, phương thức hoạt động” – ông Lê Quang Thưởng nói và cho biết cần thiết phải đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị, đoàn thể này theo hướng tinh gọn, rõ chức năng nhiệm vụ, không chồng chéo, hoạt động thiết thực, hiệu quả đề cao tính tự chủ, chủ động thực hiện vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Tinh gọn bộ máy sẽ đụng chạm đến quyền lợi của nhiều người
Nguyên Phó trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương cũng cho rằng, rào cản lớn của vấn đề tinh gọn bộ máy chính là sự đụng chạm đến quyền lực, lợi ích của nhiều người. Tuy nhiên phải xem đây là cuộc cách mạng trong bộ máy, là sự đổi mới toàn diện, triệt để, xóa bỏ những cái lạc hậu, cũ kỹ. Và chắc chắn, cuộc “cách mạng” đó phải có sự hy sinh, phải quyết tâm lớn thì mới thực hiện được.
Khi tinh giản bộ máy cũng tính đến việc giải quyết vấn đề dôi dư biên chế. Ngoài những biện pháp đưa đội ngũ dư thừa này vào các cơ quan cần thiết, theo ông Thưởng cũng nên khuyến khích họ tìm việc mới, có chế độ phụ cấp nhất định để họ có thể làm ăn bên ngoài hay đầu quân cho các tổ chức phù hợp với năng lực.
“Có một điều cần chú ý là không dùng các tên gọi như Cục, Vụ, Viện trong đoàn thể chính trị - xã hội, bởi đó là các danh xưng của tổ chức Nhà nước” – ông Lê Quang Thưởng cho biết thêm.
Đồng tình với đề tài nghiên cứu của Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, đổi mới mô hình tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn, hoạt động thiết thực, hiệu quả thì trách nhiệm của người đứng đầu sẽ tăng lên. Theo đó cần phải đặt vấn đề kiểm soát quyền lực chặt chẽ, tăng trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan, đơn vị một cách hiệu quả, thực chất.
Cấp trên kiểm soát cấp dưới; cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan giám sát quyền lực của thủ trưởng; nhân dân ở nơi đóng quân của các đơn vị, nhân dân ở nơi cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu sinh sống cũng sẽ giám sát họ.
“Không phải cán bộ khi được giao quyền lực thì muốn làm gì thì làm mà phải thực hiện theo luật pháp và chịu sự giám sát của các tổ chức và nhân dân” – ông Lê Quang Thưởng nhấn mạnh./.
Bài liên quan>>>
Bộ Chính trị thông qua đề án tinh giản bộ máy công an
Tinh giản biên chế sẽ hoàn thành đúng lộ trình nếu quyết tâm vì lợi ích chung
Đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập
-
1Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
2Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
3Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
4Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
-
5Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
6Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt người Viện trưởng luôn khẳng định công tác kiểm sát phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
8Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương
-
9Đồng chí Hoàng Quốc Việt với sự nghiệp giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ Viện kiểm sát nhân dân
Bài viết chưa có bình luận nào.