Nhận thức khoa học về các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam
(kiemsat.vn) Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam khẳng định ý nghĩa xã hội - pháp lý và ý nghĩa khoa học - thực tiễn cấp bách. Do đó, cần làm rõ các biện pháp tha miễn với tư cách là một chế định lớn độc lập. Đây cũng là một hệ quan điểm riêng biệt về những vấn đề học thuật mang tính nhân đạo của khoa học luật hình sự nước ta.
Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động nhằm hạn chế bản án, quyết định bị Tòa án cấp trên sửa, hủy
Kinh nghiệm ban hành kiến nghị trong kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình
Nhận thức khoa học về các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam (Kỳ 1)
III. Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chế định biện pháp tha miễn trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
Từ việc nghiên cứu và nhận thấy những vấn đề cơ bản của chế định lớn về các BPTM trong BLHS năm 2015 được phân tích ở trên, dưới góc độ tiếp tục hoàn thiện về hơn nữa kỹ thuật lập pháp, tác giả cho rằng trong lần pháp điển hóa thứ tư PLHS thực định nước nhà, Dự thảo của mô hình lập pháp đối với các quy phạm của chế định lớn về các BPTM cần được xây dựng với các điều luật như sau:
Chương... (mới)
VỀ CÁC BIỆN PHÁP THA MIỄN
Điều... Khái niệm và hệ thống các BPTM (mới)
1. Biện pháp tha miễn trong Bộ luật này là chế định (hoặc quy phạm) phản ánh nguyên tắc nhân đạo và sự khoan dung vì con người của Nhà nước, được áp dụng khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện tương ứng do luật định đối với chủ thể phạm tội hoặc/và chủ thể bị kết án nhằm mục đích hướng thiện và sớm trả họ trở về với cuộc sống bình thường.
2. Hệ thống các BPTM trong Bộ luật này được áp dụng đối với chủ thể phạm tội hoặc/và chủ thể bị kết án như sau:
a) Đối với chủ thể phạm tội hoặc/và bị kết án là người lớn, thì áp dụng các BPTM được quy định tại Chương này;
b) Đối với chủ thể phạm tội hoặc/và bị kết án là người chưa thành niên thì tùy từng trường hợp cụ thể tương ứng mà được (hoặc có thể được) áp dụng các BPTM được quy định tại Chương... (tức Chương XI BLHS năm 2015), cũng như tại Chương này;
c) Đối với chủ thể phạm tội hoặc/và bị kết án là pháp nhân, thì chỉ áp dụng các BPTM được quy định tại Chương... Bộ luật này (tức Chương X BLHS năm 2015).
3. Hệ thống các BPTM được quy định trong Bộ luật này bao gồm:
a) Không truy cứu TNHS do hết thời hiệu;
b) Không thi hành bản án kết tội do hết thời hiệu;
c) Miễn TNHS;
d) Miễn hình phạt;
đ) Miễn chấp hành hình phạt;
e) Án treo;
g) Tha tù trước thời hạn có điều kiện;
h) Giảm mức hình phạt đã (được) tuyên;
k) Hoãn chấp hành hình phạt tù có thời hạn;
l) Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thời hạn;
m) Xóa án tích;
n) Đại xá;
o) Đặc xá.
Mục... (mới)
l Phương án I (nội hàm được ghi nhận thể hiện cụ thể ngay trong tiêu đề của Mục này): Thời hiệu trong PLHS, không truy cứu TNHS và không thi hành bản án kết tội do hết thời hiệu
l Phương án II (tiêu đề của Mục này được thể hiện ngắn gọn): Các quy định về thời hiệu theo Bộ luật này
Điều... Khái niệm chung về thời hiệu trong PLHS (mới)
Thời hiệu trong PLHS là thời hạn do Bộ luật này quy định và là căn cứ pháp lý chung mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS và chủ thể bị kết án không bị buộc phải chấp hành bản án kết tội do Tòa án tuyên đã có hiệu lực pháp luật.
Điều... Khái niệm thời hiệu truy cứu TNHS (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và tách khoản 1 Điều 27 BLHS năm 2015 để thành Điều luật độc lập này)
Thời hiệu truy cứu TNHS là thời hạn do Bộ luật này quy định, được tính từ ngày tội phạm được thực hiện và là căn cứ pháp lý chung mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS.
Điều... Các thời hạn đã qua mà không được truy cứu TNHS (trên cơ sở tách và sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 Điều 27 BLHS năm 2015 thành Điều luật độc lập)
1. Không được truy cứu TNHS người phạm tội nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã qua các thời hạn sau đây tương ứng với mỗi loại tội phạm (giữ nguyên như 04 điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015):
a) ...;
b) ...;
c) ...;
d) ...;
2. Nếu trong thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều này (trên cơ sở tách khoản 3 Điều 27 BLHS năm 2015 thành 02 điểm a, b và về cơ bản giữ nguyên nội dung):
a) Người phạm tội lại phạm tội mới mà điều tương ứng trong Phần riêng Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 01 năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ ngày chủ thể đó phạm tội mới;
b) Người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Điều... Khái niệm thời hiệu thi hành bản án kết tội (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 60 BLHS năm 2015 và tách thành Điều luật độc lập mới)
Thời hiệu thi hành bản án kết tội là thời hạn do Bộ luật này quy định, được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và là căn cứ pháp lý chung mà khi hết thời hạn đó thì chủ thể bị kết án không phải chấp hành bản án kết tội.
Điều... Các thời hạn đã qua mà không được thi hành bản án kết tội (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các khoản 2-5 Điều 60 BLHS năm 2015 và tách thành Điều luật độc lập mới)
1. Không được thi hành bản án kết tội đối với người bị kết án nếu tính từ ngày bản án đó có hiệu lực pháp luật đã qua các thời hạn sau đây tương ứng với loại và mức hình phạt đã được tuyên (sửa đổi, bổ sung nội dung đoạn đầu của khoản 2 và giữ nguyên nội dung của 04 điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 60 BLHS năm 2015):
a) ...;
b) ...;
c) ...;
d) ...;
2. Riêng đối với pháp nhân bị kết án thì không được thi hành bản án kết tội nếu đã qua thời hạn 05 năm tương ứng với loại và mức hình phạt đã được tuyên (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và tách từ khoản 3 Điều 60 BLHS năm 2015 thành khoản 2 Điều này).
3. Nếu trong thời hạn được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung 02 khoản 4, 5 Điều 60 BLHS năm 2015 và tách thành khoản 3 Điều này)
a) Chủ thể bị kết án lại phạm tội mới thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ ngày phạm tội mới;
b) Chủ thể bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ ngày người bị kết án ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Điều... Không áp dụng thời hiệu trong Bộ luật này (trên cơ sở nhập chung và đặt tiêu đề mới nhưng giữ nguyên nội hàm của các quy phạm tại 02 điều 28, 61 BLHS năm 2015 và quy định chúng thành 02 khoản 1, 2 tương ứng của Điều luật với tên gọi mới).
Không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS, cũng như thời hiệu thi hành bản án kết tội được quy định trong Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây (tiếp theo là các quy phạm tương ứng tại 03 khoản 1-3 Điều này mà về cơ bản chúng vẫn được giữ nguyên như 03 khoản 1-3 Điều 28 BLHS năm 2015):
1 ...;
2 ...;
3 ...;
Mục....
Miễn TNHS
Điều... Khái niệm miễn TNHS, hậu quả pháp lý và các dạng miễn TNHS (mới)
1. Miễn TNHS sự là việc cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền hủy bỏ hậu quả pháp lý hình sự của việc thực hiện tội phạm tương ứng cho chủ thể phạm tội khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện do Bộ luật này quy định.
2. Chủ thể phạm tội được miễn TNHS thì đương nhiên không phải chịu bất kỳ biện pháp cưỡng chế hình sự hoặc/và tố tụng hình sự nào được quy định trong Bộ luật này và Bộ luật Tố tụng hình sự3.
3. l Phương án I (đơn giản): Khi tất cả 14 trường hợp miễn TNHS được quy định chung tại 09 điểm từ a đến h khoản 3 Điều 94 (Dự thảo BLHS tương lai sẽ được bớt đi 09 điều):
Tùy thuộc vào các tình tiết cụ thể được quy định tại các điểm từ a đến h khoản 3 Điều này, chủ thể phạm tội được (hoặc có thể được) miễn TNHS khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện thuộc một trong những trường hợp tương ứng sau đây:
a) Do sự thay đổi chính sách, pháp luật;
b) Do có quyết định đại xá;
c) Do sự chuyển biến của tình hình;
d) Do bị mắc bệnh hiểm nghèo;
đ) Do có nhân thân tốt và đã ăn năn, hối cải;
e) Do lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt;
f) Do hòa hoãn được với người bị hại và có đề nghị bằng văn bản của người này;
g) Do tự nguyện chấm dứt tội phạm;
h) Do thuộc một trong 05 trường hợp giảm nhẹ nhất định đáng được khoan hồng đặc biệt quy định trong Phần riêng đối với một số tội phạm tại các điều... Bộ luật này (tức 05 điều sẽ có trong Phần riêng BLHS tương lai tương ứng với 05 điều 110, 247, 364, 365 và 390 trong Phần riêng BLHS năm 2015).
l Phương án II (chi tiết hơn): Khi tất cả 14 trường hợp miễn TNHS được cụ thể hóa và ghi nhận riêng biệt tại 09 điều tương ứng dưới đây: Tùy thuộc vào các tình tiết cụ thể được quy định tại các điều từ Điều... đến Điều... Bộ luật này, chủ thể phạm tội được (hoặc có thể được) miễn TNHS khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện thuộc một trong những trường hợp tương ứng tại các điều đó.
4. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của từng trường hợp miễn TNHS tương ứng được quy định trong Bộ luật này, trước hoặc sau khi được miễn TNHS, chủ thể phạm tội vẫn có thể phải chịu biện pháp cưỡng chế pháp lý tương ứng của một trong các ngành luật phi hình sự hoặc biện pháp kỷ luật.
Điều... Miễn TNHS do có sự thay đổi chính sách, pháp luật (là trường hợp miễn TNHS có tính chất bắt buộc tại điểm a khoản 1 Điều 29 BLHS năm 2015 được tách ra).
Chủ thể phạm tội được miễn TNHS nếu khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang thi hành án hình sự mà có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Điều... Miễn TNHS do có quyết định đại xá (là trường hợp miễn TNHS có tính chất bắt buộc tại điểm b khoản 1 Điều 29 BLHS năm 2015 được tách ra)
Chủ thể phạm tội được miễn TNHS, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang thi hành án hình sự mà có quyết định đại xá của Quốc hội.
Điều... Miễn TNHS do có sự chuyển biến của tình hình (là trường hợp miễn TNHS có tính chất tùy nghi tại điểm a khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 được tách ra).
Chủ thể phạm tội có thể được miễn TNHS nếu khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án hình sự mà có sự chuyển biến của tình hình làm cho người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Điều... Miễn TNHS do bị mắc bệnh hiểm nghèo (là trường hợp miễn TNHS có tính chất tùy nghi tại điểm b khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 được tách ra).
Chủ thể phạm tội có thể được miễn TNHS, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc bắt đầu thi hành án hình sự mà bị mắc bệnh hiểm nghèo đến mức không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Điều... Miễn TNHS do ăn năn, hối cải (là vế thứ nhất ở trước từ “và” của trường hợp miễn TNHS có tính chất tùy nghi tại điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 được tách ra).
Chủ thể phạm tội có thể được miễn TNHS nếu có nhân thân tốt, tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm.
Điều... Miễn TNHS do thuộc diện chính sách, lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt được Nhà nước và xã hội thừa nhận (là vế thứ hai ở sau từ “và” của trường hợp miễn TNHS có tính chất tùy nghi tại điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015 được tách ra).
Chủ thể phạm tội có thể được miễn TNHS nếu là thương binh, thân nhân của gia đình liệt sỹ hay của người có công với Cách mạng hoặc do lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Điều... Miễn TNHS do đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại tự nguyện hòa giải (là trường hợp miễn TNHS có tính chất tùy nghi tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 được tách ra).
Chủ thể phạm tội có thể được miễn TNHS nếu tội phạm đã thực hiện là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đề nghị miễn TNHS bằng văn bản.
Điều... Miễn TNHS do tự nguyện chấm dứt tội phạm của những người đồng phạm (mới).
1. Người thực hành trong vụ đồng phạm có thể được miễn TNHS về tội định phạm nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu TNHS về tội này.
2. Người giúp sức trong vụ đồng phạm có thể được miễn TNHS về tội định phạm nếu các biện pháp tích cực mà họ áp dụng đã ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm đến cùng của người thực hành.
3. Người tổ chức hoặc người xúi giục trong vụ đồng phạm có thể được miễn TNHS về tội định phạm nếu các biện pháp tích cực mà họ áp dụng đã ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm đến cùng của người thực hành.
Điều... Miễn TNHS do thuộc một trong 05 trường hợp giảm nhẹ tại Phần riêng Bộ luật này (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và chuyển lên Phần chung Dự thảo này 05 trường hợp miễn TNHS có tính chất tùy nghi tương ứng trong 05 trường hợp phạm tội cụ thể tại Phần riêng và được quy định tại khoản 4 Điều 110, khoản 4 Điều 247, đoạn 2 khoản 7 Điều 364, khoản 6 Điều 365 và khoản 2 Điều 390 BLHS năm 2015).
Người phạm tội nếu thuộc một trong 05 trường hợp tương ứng cụ thể dưới đây thì được (hoặc có thể được) miễn TNHS:
1. Người phạm tội gián điệp được quy định tại Điều... Bộ luật này (tương ứng khoản 4 Điều 110 BLHS năm 2015) nếu chỉ mới nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn TNHS về tội này.
2. Người phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều... Bộ luật này (tương ứng khoản 1 Điều 247 BLHS năm 2015) nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn TNHS.
3. Người phạm tội đưa hối lộ được quy định tại Điều... Bộ luật này (tương ứng đoạn 2 khoản 7 Điều 364 BLHS năm 2015) tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
4. Người phạm tội môi giới hối lộ được quy định tại Điều... Bộ luật này (tương ứng khoản 6 Điều 365 BLHS năm 2015) nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS.
5. Người phạm tội tuy không tố giác tội phạm rất nghiêm trọng theo quy định tại Điều... Bộ luật này (tương ứng khoản 2 Điều 390 BLHS năm 2015) nếu đã có hành động tích cực can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế đáng kể tác hại của tội phạm, thì tùy theo tình tiết cụ thể của việc phạm tội và nhân thân cá nhân, nếu xét thấy đáng được khoan hồng đặc biệt và chưa đến mức phải bị kết án thì có thể được miễn TNHS.
Mục...(mới)
Miễn hình phạt
(Gồm 05 điều, trong đó có 03 điều mới của Dự thảo và 01 điều có nội dung như Điều 59 BLHS năm 2015).
Điều... Khái niệm và những trường hợp miễn hình phạt (mới)
1. Miễn hình phạt là hủy bỏ biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất cho chủ thể bị kết án mà lẽ ra Tòa án phải tuyên trong bản án kết tội người đó khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện do Bộ luật này quy định.
2. Tùy thuộc vào các tình tiết cụ thể được quy định từ Điều... đến Điều... Bộ luật này, chủ thể bị kết án được (hoặc có thể được) miễn hình phạt khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện thuộc một trong những trường hợp tương ứng sau đây:
a) Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ do Bộ luật này quy định;
b) Do thuộc một trong 05 trường hợp giảm nhẹ nhất định đối với một số tội phạm tại Phần riêng và được quy định tại Điều... Bộ luật này (tức Điều cuối cùng tại Mục này) nhưng chưa đến mức được miễn TNHS;
c) Do thuộc một số đối tượng nhất định mà lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng do vô ý và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
Điều... Miễn hình phạt khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ do Bộ luật này quy định (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung tên gọi, đồng thời giữ nguyên nội dung Điều 59 BLHS năm 2015).
Điều... Miễn hình phạt cho người bị kết án thuộc một số đối tượng nhất định (mới).
Người bị kết án lần đầu về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc về tội phạm nghiêm trọng do vô ý nhưng thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thì có thể được miễn hình phạt nếu bản thân họ thuộc một số đối tượng nhất định hoặc/và khi có một trong các tình tiết giảm nhẹ tương ứng sau đây:
1. Khi có quyết định đại xá hoặc đặc xá;
2. Là phụ nữ đang mang thai và có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt;
3. Là người bị cố tật nặng đang mắc bệnh hiểm nghèo;
4. Là người có nhân thân tốt, già yếu và không có nơi nương tựa;
5. Là thương binh, bệnh binh mà bản thân đã lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt được Nhà nước và xã hội thừa nhận;
6. Là thân nhân của gia đình liệt sỹ hoặc gia đình có công với cách mạng.
Điều... Miễn hình phạt do thuộc một trong 05 trường hợp giảm nhẹ nhất định tại Phần riêng Bộ luật này nhưng chưa đến mức được miễn TNHS (mới)
Người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp tương ứng được quy định tại Điều... Bộ luật này (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và chuyển lên Phần chung Dự thảo này việc miễn hình phạt trong 05 trường hợp phạm tội cụ thể được quy định tại khoản 4 Điều 110, khoản 4 Điều 247, đoạn 2 khoản 7 Điều 364, khoản 6 Điều 365 và khoản 2 Điều 390 thuộc Phần riêng BLHS năm 2015 nếu chưa đến mức được miễn TNHS) nhưng chưa đến mức được miễn TNHS, thì có thể được miễn hình phạt.
Mục... (mới).
Miễn chấp hành hình phạt (chỉ sửa đổi Điều 62 BLHS năm 2015 với 02 phương án đã được phân tích cụ thể như trên).
Điều... Khái niệm và hệ thống những trường hợp miễn chấp hành hình phạt (mới).
1. Miễn chấp hành hình phạt là việc Tòa án hủy bỏ mà không buộc chủ thể bị kết án phải chấp hành biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất đã được tuyên trong bản án kết tội họ khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện do Bộ luật này quy định (mới).
l Phương án I (giữ nguyên tất cả 06 trường hợp miễn chấp hành hình phạt tại 06 khoản 1-6 và chỉ sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 62 BLHS năm 2015 để tách ra và ghi nhận bổ sung chúng thành 07 khoản 3-9 riêng biệt của Điều này).
2. Tùy thuộc vào các tình tiết cụ thể của vụ án, chủ thể bị kết án được (hoặc có thể được) Tòa án miễn chấp hành hình phạt khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện thuộc 01 trong 06 trường hợp tương ứng được quy định tại 06 khoản 3-8 dưới đây của Điều này (mới).
3. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 1 Điều 62 BLHS năm 2015).
4. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 2 Điều 62 BLHS năm 2015).
5. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 3 Điều 62 BLHS năm 2015).
6. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 4 Điều 62 BLHS năm 2015).
7. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 5 Điều 62 BLHS năm 2015).
8. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 6 Điều 62 BLHS năm 2015).
9. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của từng trường hợp miễn chấp hành hình phạt tương ứng được quy định tại các khoản 3-8 Điều này, chủ thể bị kết án được miễn chấp hành hình phạt vẫn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp tư pháp hình sự được quy định tại Điều 75 Bộ luật này (tương ứng với 03 điều 47-49 BLHS năm 2015), cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án đã tuyên trong bản án kết tội (trên cơ sở vẫn giữ nguyên và sửa đổi, bổ sung không đáng kể nội dung tại khoản 7 Điều 62 BLHS năm 2015).
l Phương án II (Ngoài việc giữ nguyên quy phạm tại khoản 1 như trên thì vẫn giữ nguyên nội dung tất cả 06 trường hợp miễn chấp hành hình phạt tương ứng tại 06 khoản 1-6 Điều 62 BLHS năm 2015, nhưng không quy định như 06 khoản 3-8 như phương án I, mà tách 06 khoản này để ghi nhận thành 06 điều riêng biệt, còn khoản 9 của phương án I sẽ xây dựng thành khoản 3 Điều này):
2. Tùy thuộc vào các tình tiết cụ thể của vụ án, chủ thể bị kết án được (hoặc có thể được) miễn chấp hành hình phạt khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện thuộc một trong những trường hợp tương ứng được quy định dưới đây tại các điều... Bộ luật này.
3. (Giữ nguyên nội dung tại khoản 9 như phương án I và chỉ thay thuật ngữ “khoản 3-8 Điều này” bằng thuật ngữ “Điều... Bộ luật này”).
(Tiếp theo khoản 3 Điều này của phương án II là 06 điều riêng biệt của Dự thảo này mà chỉ đặt tên gọi mới còn nội dung của từng điều trong 06 điều được tách vẫn giữ nguyên như nội dung tại 06 khoản 1-6 Điều 62 BLHS năm 2015).
Điều... Miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá (trên cơ sở đặt tên gọi mới nhưng giữ nguyên nội dung như khoản 1 Điều 62 BLHS năm 2015).
Điều... Miễn chấp hành hình phạt trong các trường hợp đặc biệt (trên cơ sở đặt tên gọi mới nhưng giữ nguyên nội dung như khoản 2 Điều 62 BLHS năm 2015).
Điều... Miễn chấp hành hình phạt do lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (trên cơ sở đặt tên gọi mới nhưng giữ nguyên nội dung như khoản 3 Điều 62 BLHS năm 2015).
Điều... Miễn chấp hành hình phạt do đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt (trên cơ sở đặt tên gọi mới nhưng giữ nguyên nội dung như khoản 4 Điều 62 BLHS năm 2015).
Điều... Miễn chấp hành hình phạt tiền do bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn (trên cơ sở đặt tên gọi mới nhưng giữ nguyên nội dung như khoản 5 Điều 62 BLHS năm 2015).
Điều... Miễn chấp hành hình phạt cho người bị kết án cải tạo tốt (trên cơ sở đặt tên gọi mới nhưng giữ nguyên nội dung như khoản 6 Điều 62 BLHS năm 2015).
Mục... (mới)
Án treo. Tha tù trước thời hạn có điều kiện
(Gồm 03 điều, trong đó có 01 điều mới của Dự thảo BLHS tương lai và sửa đổi, bổ sung 02 điều khác từ 02 điều 65-66 BLHS năm 2015).
Điều... Khái niệm, các căn cứ và những điều kiện của án treo (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và tách Điều 65 BLHS năm 2015 thành 02 điều).
1. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có thời hạn do Tòa án áp dụng đối với chủ thể bị kết án loại hình phạt chỉ trong trường hợp có tổng hợp đầy đủ 04 điều kiện sau đây:
a) Thời hạn tù do Tòa án quyết định không được quá 03 năm nếu là tội do vô ý hoặc 05 năm nếu là tội do cố ý;
b) Tội phạm mà chủ thể bị kết án đã thực hiện phải thuộc loại tội ít nghiêm trọng hoặc loại tội nghiêm trọng (mới);
c) Chủ thể bị kết án phải có nhân thân tốt và nhiều tình tiết giảm nhẹ mà trong đó bắt buộc phải có ít nhất một tình tiết do Bộ luật này quy định;
d) Nếu theo niềm tin nội tâm, Tòa án xét thấy chủ thể bị kết án không cần thiết chấp hành hình phạt tù có thời hạn đã được tuyên.
2. Khi quyết định án treo, Tòa án nhất thiết phải ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm đối với chủ thể bị kết án và đặt ra các nghĩa vụ mà chủ thể đó phải thực hiện theo Luật thi hành án hình sự (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 65 BLHS năm 2015).
Điều... Cách tính thời gian thử thách và những điều kiện thử thách của án treo (mới).
1. Thời gian thử thách của án treo được tính như sau (mới):
a) Nếu chỉ có một bản án tuyên cho hưởng án treo, thì tính từ ngày bản án đó có hiệu lực pháp luật;
b) Nếu có nhiều bản án và các bản án đó đều tuyên cho hưởng án treo, thì tính từ ngày bản án đầu tiên cho hưởng án treo có hiệu lực pháp luật.
2. Những điều kiện trong thời gian thử thách mà chủ thể bị kết án được hưởng án treo bắt buộc phải chấp hành bao gồm (về cơ bản giữ nguyên nội dung như 04 khoản 2-5 Điều 65 BLHS năm 2015 và chuyển thành 04 điểm từ a đến d dưới đây):
a) ...;
b) ...;
c) ...;
d) ...;
Điều... Tha tù trước thời hạn có điều kiện (bổ sung quy phạm mới về khái niệm BPTM hình sự này theo 01 trong 05 phương án nêu tại khoản 1 mới dưới đây; đồng thời giữ nguyên nội dung như 05 khoản 1-5 Điều 66 BLHS năm 2015 nhưng thay số thứ tự của các điều, chương tại Điều 66 BLHS năm 2015).
l Phương án I: Tha tù trước thời hạn có điều kiện là việc Tòa án có thể quyết định tha trước thời hạn cho người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù mà trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người đang chấp hành hình phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng khi người này có đầy đủ những điều kiện do Bộ luật này quy định.
l Phương án II: Tha tù trước thời hạn có điều kiện là việc người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (mà trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù về tội phạm tương ứng) hoặc đang chấp hành hình phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng được Tòa án quyết định miễn trước thời hạn và không phải tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại nữa, nếu người này đáp ứng được đầy đủ những điều kiện do Bộ luật này quy định.
l Phương án III: Tha tù trước thời hạn có điều kiện là việc Tòa án căn cứ vào các quy định của Bộ luật này để có thể quyết định miễn việc tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại và ấn định thời gian thử thách bằng phần hình phạt tù tương ứng còn lại cho người đang chấp hành hình phạt tù đó nếu người này đáp ứng được đầy đủ các điều kiện dưới đây:
a) Đang chấp hành hình phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà trước đó đã từng được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù về loại tội phạm tương ứng;
b) Đang chấp hành hình phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng.
l Phương án IV: Tha tù trước thời hạn có điều kiện là việc Tòa án có thể quyết định tha trước thời hạn cho người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù khi người này thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:
a) (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung như điểm a phương án III nêu trên);
b) (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung như điểm b phương án III đã nêu trên).
l Phương án V (bổ sung 02 khoản mới; các khoản 1-5 Điều 66 BLHS năm 2015 tương ứng với các khoản 3-7 Điều này Dự thảo BLHS tương lai):
1. Tha tù trước thời hạn có điều kiện là việc Tòa án căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều này để có thể quyết định miễn việc tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại và ấn định thời gian thử thách bằng phần hình phạt tù còn lại đó cho người đang chấp hành hình phạt tù được hưởng biện pháp tha miễn nhân đạo này.
2. Các điều kiện để người bị kết án được tha tù trước thời hạn có điều kiện là:
a) (Trên cơ sở giữ nguyên như nội dung điểm a phương án III nêu trên);
b) (Trên cơ sở giữ nguyên như nội dung điểm b của phương án III đã nêu trên).
3. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 1 Điều 66 BLHS năm 2015).
4. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 2 Điều 66 BLHS năm 2015).
5. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 3 Điều 66 BLHS năm 2015).
6. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 4 Điều 66 BLHS năm 2015).
7. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 7 Điều 66 BLHS năm 2015).
Mục... (mới)
l Phương án I - Nêu cụ thể tên gọi tất cả 03 BPTM hình sự về chấp hành hình phạt như sau: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt đã được tuyên. Hoãn chấp hành hình phạt tù có thời hạn. Tạm đình chỉ việc chấp hành hình phạt tù có thời hạn.
l Phương án II - Chỉ đặt 01 tên gọi chung cho cả 03 BPTM hình sự về chấp hành hình phạt như sau: Các BPTM về chấp hành hình phạt (Gồm 03 điều luật của Dự thảo BLHS tương lai mà về cơ bản chỉ bổ sung 03 khoản 1 mới về 03 định nghĩa pháp lý của các khái niệm tương ứng với 03 BPTM hình sự về chấp hành hình phạt tại 03 điều đó, thay tên gọi Điều 63 và giữ nguyên nội dung tương ứng của các điều 63, 64, 67, 68 BLHS năm 2015).
Điều... Giảm thời hạn chấp hành hình phạt đã được tuyên (bổ sung khoản 1 mới Điều này Dự thảo về khái niệm giảm mức hình phạt đã được tuyên, đồng thời thay đổi từ “mức” bằng các từ “thời hạn chấp hành” trong tên gọi Điều 63 cho đúng với bản chất pháp lý của nội hàm và giữ nguyên nội dung 06 khoản 1-6 Điều này nhưng vì đã bổ sung khoản 1 mới nên cần tăng số thứ tự lên thành 06 khoản 2-7 mới và chuyển Điều 64 BLHS năm 2015 thành khoản 8 Dự thảo này).
1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt đã được tuyên là việc Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian chấp hành phần hình phạt còn lại của loại hình phạt có thời hạn hoặc giảm nhẹ mức hình phạt còn lại của loại hình phạt không có thời hạn đối với người bị kết án khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện được quy định tại Điều này (mới).
2. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 1 Điều 63 BLHS năm 2015).
3. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 2 Điều 63 BLHS năm 2015).
4. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 3 Điều 63 BLHS năm 2015).
5. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 4 Điều 63 BLHS năm 2015).
6. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 5 Điều 63 BLHS năm 2015).
7. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 6 Điều 63 BLHS năm 2015).
8. Đối với người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì Tòa án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với các mức được quy định tại các khoản 2-7 Điều này (trên cơ sở chuyển Điều 64 BLHS năm 2015 thành khoản 8 Điều này và giữ nguyên nội dung tương ứng của nó với sự sửa đổi cụm từ cuối sau từ “tại” thành cụm từ “các khoản 2-7 Điều này”).
Điều... Hoãn chấp hành hình phạt tù có thời hạn (bổ sung khoản 1 mới Điều này Dự thảo BLHS tương lai về khái niệm hoãn chấp hành hình phạt tù có thời hạn và giữ nguyên nội dung tương ứng của khoản 1 Điều 67 và chuyển khoản 2 Điều 67 BLHS năm 2015 thành khoản 3).
1. Hoãn chấp hành hình phạt tù có thời hạn là việc Tòa án có thể quyết định tạm dừng lại trong một thời hạn nhất định việc chấp hành hình phạt tù có thời hạn đã được tuyên đối với người bị kết án nếu chưa chấp hành hình phạt đó khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều này.
2. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 1 Điều 67 BLHS năm 2015).
3. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 2 Điều 67 BLHS năm 2015).
Điều... Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thời hạn (bổ sung khoản 1 mới Điều này của Dự thảo về khái niệm tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thời hạn, đưa nội dung Điều 121 và giữ nguyên 02 khoản 1-2 Điều 68 BLHS năm 2015).
1. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thời hạn là việc Tòa án có thể quyết định tạm dừng lại trong một thời hạn nhất định việc chấp hành hình phạt tù có thời hạn đã được tuyên đối với người bị kết án nếu đang chấp hành hình phạt đó khi có đầy đủ (các) căn cứ và (những) điều kiện được quy định tại một trong bốn trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 121 Bộ luật này (khoản 1 Điều 67 BLHS năm 2015).
2. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 1 Điều 68 BLHS năm 2015).
3. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 2 Điều 68 BLHS năm 2015).
Mục... (mới) Án tích và xóa án tích (gồm 05 điều mà trong có 01 Điều 124 mới của Dự thảo; giữ nguyên và chuyển Điều 72 BLHS năm 2015 thành khoản 6 Điều 125, sửa đổi, bổ sung 04 điều 125-128 Dự thảo từ 04 điều 69-71, 73 Chương X BLHS năm 2015).
Điều... Khái niệm án tích; thời điểm bắt đầu và thời điểm chấm dứt của án tích (mới).
1. Án tích là hậu quả pháp lý của việc áp dụng hình phạt theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật do Tòa án tuyên và được thể hiện trong việc người bị kết án mặc dù đã chấp hành xong các nội dung của bản án nhưng theo các quy định của Bộ luật này người đó vẫn: a) Chưa hết án tích hoặc b) Chưa được xóa án tích.
2. Các nội dung của bản án kết tội có hiệu lực do Tòa án tuyên mà người bị kết án phải chấp hành bao gồm hình phạt chính, các quyết định khác của Tòa án và có thể là hình phạt bổ sung.
3. Thời điểm bắt đầu có án tích của người bị kết án được tính từ ngày bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật và chấm dứt khi người đó hết án tích hoặc được xóa án tích theo các quy định của Bộ luật này.
Điều... Không có án tích (mới).
1. Người bị kết án theo bản án kết tội của Tòa án được coi là không có án tích và đương nhiên được công nhận là chưa bị kết án nếu căn cứ vào các quy định của Bộ luật này, người đó (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 69 BLHS năm 2015, giữ nguyên 03 trường hợp đầu tiên nêu tại các điểm a, b và c dưới đây):
a) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng do vô ý;
b) Bị kết án về tội nghiêm trọng do vô ý;
c) Được miễn hình phạt;
d) Đã hết án tích (mới);
đ) Đã được xóa án tích (mới).
2. Trong 05 trường hợp được đương nhiên công nhận là chưa bị kết án quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, chỉ có trường hợp được xóa án tích tại điểm đ mới cần có giấy chứng nhận của Tòa án (mới).
3. Các hậu quả liên quan đến án tích sẽ không có giá trị pháp lý và đương nhiên được hủy bỏ hoàn toàn đối với người đã hết án tích hoặc đã được xóa án tích (mới).
Điều... Hết án tích (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 70 BLHS năm 2015).
1. Người tuy bị kết án theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng được coi là hết án tích nếu họ thuộc một trong những trường hợp đương nhiên được xóa án tích quy định các khoản 2-4 Điều này.
2. Nếu bị kết án không phải về các tội ... (trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 1 Điều 70 BLHS năm 2015 và chỉ bổ sung thêm 02 từ “kết tội” vào sau 02 từ “bản án” để bảo đảm tính chính xác về mặt khoa học).
3. Nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính... trong thời hạn sau đây (trên cơ sở giữ nguyên như nội dung các quy phạm các điểm từ a đến d khoản 2 Điều 70 BLHS năm 2015 và chỉ bổ sung thêm 02 từ “kết tội” vào sau 02 từ “bản án” để bảo đảm tính chính xác về mặt khoa học):
a) ...;
b) ...;
c) ...;
d) ...;
4. Nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án kết tội... (trên cơ sở giữ nguyên khoản 3 Điều 70 BLHS năm 2015 và chỉ bổ sung thêm 02 từ “kết tội” vào sau 02 từ “bản án” để bảo đảm tính chính xác về mặt khoa học).
5. Cơ quan quản lý ... khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này (trên cơ sở giữ nguyên khoản 4 Điều 70 BLHS năm 2015).
6. Người bị kết án theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã hết án tích, thì được đương nhiên công nhận là chưa bị kết án mà không bắt buộc phải có sự xem xét và quyết định riêng của Tòa án về vấn đề này (mới).
Điều... Xóa án tích (trên cơ sở giữ nguyên nội dung 04 khoản 1-4 Điều 71; giữ nguyên nội dung và chuyển Điều 72 BLHS năm 2015 thành khoản 5 Điều 127 Dự thảo, sửa tên gọi của Điều 127 chỉ còn 03 từ vì tên gọi 02 điều 71-72 có đến 17 từ)
1. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 1 Điều 71 BLHS năm 2015).
2. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 2 Điều 71 BLHS năm 2015).
3. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 3 Điều 71 BLHS năm 2015).
4. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 4 Điều 68 BLHS năm 2015).
5. Trong trường hợp đặc biệt, nếu người bị kết án có tiến bộ rõ rệt và đã lập công... (trên cơ sở giữ nguyên Điều 72 BLHS năm 2015 và chuyển lên thành khoản 5).
6. Người được xóa án tích được công nhận là chưa bị kết án và nếu họ có yêu cầu thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp phải cấp giấy chứng nhận cho họ về vấn đề này.
Điều... Thời hạn được tính khi hết án tích và khi xóa án tích
1. Thời hạn được tính khi hết án tích và khi xóa án tích quy định tại các điều 127, 128 Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã được tuyên (trên cơ sở giữ nguyên 02 khoản 1, 2 Điều 73 BLHS năm 2015).
2. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 1 Điều 73 BLHS năm 2015).
3. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 2 Điều 73 BLHS năm 2015).
4. (Trên cơ sở giữ nguyên nội dung khoản 3 Điều 73 BLHS năm 2015).
Điều... Đại xá
1. Đại xá là quyết định của Quốc hội đối với riêng một phạm vi không nhất định chủ thể bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và có thể được tuyên bố nhân dịp có sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước.
2. Nếu đáp ứng được đầy đủ những điều kiện tương ứng được quy định trong văn bản đại xá, thì:
a) Chủ thể phạm tội được miễn TNHS;
b) Chủ thể bị kết án nếu chưa chấp hành hình phạt thì được miễn hình phạt, giảm mức hình phạt đã được tuyên, miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt;
c) Chủ thể bị kết án nếu đã chấp hành xong hình phạt và các quyết định khác của Tòa án thì được xóa án tích.
Điều... Đặc xá
1. Đặc xá là quyết định của Chủ tịch Nước đối với riêng chủ thể bị kết án nhất định và có thể được tuyên bố nhân dịp ngày Quốc khánh hằng năm của dân tộc, những ngày lễ lớn của dân tộc hay khi có sự kiện đặc biệt khác hoặc theo đơn xin ân giảm của chủ thể bị kết án, của thân nhân hay của người đại diện cho chủ thể đó.
2. Nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện tương ứng được quy định trong văn bản đặc xá thì:
a) Chủ thể bị kết án hoặc/và đang chấp hành hình phạt có thể được giảm mức hình phạt đã tuyên, miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt;
b) Chủ thể bị kết án nếu đã chấp hành xong hình phạt và các quyết định khác của Tòa án có thể được xóa án tích.
IV. Kết luận
Từ những vấn đề được phân tích nêu trên, có thể kết luận như sau:
1. Một là, chế định lớn về các BPTM theo PLHS thực định Việt Nam từ trước đến nay là chế định lớn và nhân đạo nhất trong tất cả các chế định lớn thuộc Phần chung của cả 03 BLHS Việt Nam (năm 1985, 1999 và 2015); trong BLHS năm 2015, chế định này không được ghi nhận tập trung tại 01 chương mà nằm rải rác tại 04 chương khác nhau của Phần chung (các chương V, VII, IX và X) với tổng số tất cả 18 điều luật (các điều 21-28 và 59-73).
2. Hai là, xét về bản chất pháp lý, các quy phạm về thời hiệu trong PLHS Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế là:
2.1. Mặc dù quan điểm được thừa nhận chung cả trong lý luận luật hình sự, cũng như trong thực tiễn áp dụng PLHS là chế định thời hiệu truy cứu TNHS (và chế định miễn TNHS) thuộc hệ thống các BPTM trong PLHS thì cần sắp xếp chúng ở sau các chế định có liên quan đến việc giải quyết vấn đề TNHS của người phạm tội. Tuy nhiên, trong BLHS năm 2015 thì ngược lại, chúng bị sắp xếp trong Chương V, tức là trước các chế định lớn khác như: 1) Các biện pháp cưỡng chế hình sự với chế định nhỏ về hình phạt (Chương VI) và chế định nhỏ về biện pháp tư pháp (Chương VII); 2) Quyết định hình phạt (Chương VIII).
2.2. Bởi lẽ, căn cứ vào lý luận luật hình sự, thực tiễn áp dụng PLHS, cũng như lôgic pháp lý và trình tự giải quyết vấn đề TNHS thì việc Tòa án áp dụng các BPTM (liên quan đến TNHS và hình phạt) chỉ được diễn ra sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Ví dụ: Nếu tại thời điểm xét xử vụ án hình sự, Tòa án thấy bị cáo có căn cứ xác đáng và đủ điều kiện do luật định để được hưởng sự khoan hồng là không bị truy cứu TNHS do đã hết thời hiệu thì xử lý thế nào?
2.3. Chính vì vậy, cần tuân theo trình tự khoa học để sắp xếp theo thứ tự các chế định lớn trong BLHS.
3. Ba là, trong khi chế định lớn về các BPTM nhằm thể hiện rõ tính nhân văn cao cả và nguyên tắc nhân đạo trong PLHS vì con người của một quốc gia đang “xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”, nhưng chế định nhỏ thuộc nó như chế định miễn hình phạt (Điều 59 BLHS năm 2015) chỉ có 02 dạng miễn.
4. Bốn là, mặc dù đã được pháp điển hóa đến lần thứ ba nhưng về cơ bản các quy phạm trong Phần chung BLHS năm 2015 vẫn còn một số nhược điểm nhất định cần được tiếp tục nghiên cứu và khắc phục cho lần pháp điển hóa thứ tư PLHS Việt Nam trong tương lai.
5. Năm là, trong BLHS năm 2015 hiện hành vẫn còn thiếu các định nghĩa pháp lý của rất nhiều khái niệm quan trọng thuộc chế định các BPTM mà chúng có ý nghĩa to lớn và rất quan trọng về mặt nhận thức khoa học, cũng như về mặt thực tiễn đối với việc bảo vệ các quyền con người trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án như: 1) Miễn TNHS; 2) Miễn hình phạt; 3) Miễn chấp hành hình phạt; 4) Giảm mức hình phạt đã (được) tuyên; 5) Hoãn chấp hành hình phạt; 6) Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; 7) Án tích; 8) Đại xá; 9) Đặc xá. Như vậy, để tiếp tục hoàn thiện PLHS Việt Nam hiện hành (mà cụ thể là các điều khoản tương ứng về các BPTM trong BLHS năm 2015) thì vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu trong lần pháp điển hóa thư tư PLHS thực định nước ta.
Phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bàn về việc ra quyết định thi hành án với tài sản đang tranh chấp trong thời gian kháng cáo đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.