Nguyễn Văn A có phạm tội “Giết người” không?
(kiemsat.vn) Khi thực hiện hành vi giết người, Nguyễn Văn A bị bệnh động kinh, rối loạn nhân cách và hành vi thực tổn, liệu A có bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất côn đồ” hay không?
Tìm hiểu về đạo luật Megan của Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam trong ngăn chặn tội phạm tình dục
Một số vấn đề về giải quyết vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Tài sản của quân đội trong vụ án xâm phạm sở hữu nhìn từ góc độ pháp luật dân sự
Nội dung tình huống:
Ngày 12/02/2020, sau khi uống rượu tại nhà anh Đinh Văn Q; Nguyễn Văn A đi qua nhà kho chứa mủ cao su của Công ty X, dùng tay đập mạnh nhiều lần vào cửa kho nhưng không có ai nên đi về nhà.
Nhận được tin báo có người phá kho, anh Nguyễn Thế H (nhân viên bảo vệ của Công ty X) đến kho nắm tình hình. Biết A là người đập cửa nhà kho, anh H đến nhà A hỏi có phải A đập phá kho không. A trả lời là không rồi điều khiển xe mô tô của mình chạy lên kho. Thấy vậy anh H và anh B (em ruột của A) chạy theo sau. Đến nơi, A nói kho có bị hư hỏng gì đâu mà nói A đập phá và nói “thằng nào bảo tao phá kho thì tao phải giết thằng đấy”. Anh B đến can ngăn nên A đi về nhà.
Một lúc sau, anh H đến nhà anh B nói về việc A phá kho một lúc rồi về lại kho. Lúc này, A ở trong nhà nghe được nên bực tức vào trong bếp lấy 01 con dao dài 50cm dắt vào sau yên xe mô tô và điều khiển xe đến kho tìm anh H.
Đến nơi, A vừa dùng tay đập cửa vừa nói sẽ giết người nào nói A phá kho. Anh H thấy vậy nên buộc dây chốt cửa lại. A đến vị trí xe lấy con dao rồi đến giật mạnh cửa phòng làm cửa phòng bung ra. A cầm dao xông thẳng vào trong phòng, khi còn cách anh H khoảng 01m, A liền vung dao chém mạnh từ trên xuống thẳng hướng vào giữa đầu anh H. Anh H cúi xuống để tránh thì bị chém trúng vào phía sau, bên trái đầu. A tiếp tục vung dao lên chém liên tiếp 02 nhát từ trái qua phải và từ phải qua trái trúng vào hai cẳng tay của H. Anh H sau đó đó áp sát, vật được A xuống nền và giành được con dao ném ra ngoài sân. Lúc này anh B đến cùng khống chế A.
Tại bản Kết luận giám định pháp y về thương tích, tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của anh H là 12%. Theo đó, trước, trong, sau khi thực hiện hành vi phạm tội và hiện tại A bị bệnh “động kinh, rối loạn nhân cách và hành vi thực tổn”, tỉ lệ 13%; về khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi: Trước, trong, sau khi thực hiện hành vi phạm tội và hiện tại “hạn chế khả năng nhận thức và hạn chế khả năng điều khiển hành vi”.
Nguyễn Văn A sau đó bị truy tố về tội “Giết người”, áp dụng tình tiết định khung “có tính chất côn đồ” theo điểm n, khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015.
Trong vụ án trên, có đủ cơ sở để khẳng định hành vi của Nguyễn Văn A phạm tội “Giết người”. Nhưng việc áp dụng tình tiết định khung “có tính chất côn đồ” thì có hai ý kiến khác nhau, cụ thể như sau:
Ý kiến thứ nhất: Đối với trường hợp trên, qua kết quả giám định đã chứng minh Nguyễn Văn A bị hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi trước, trong và sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, khi thực hiện hành vi của mình, A không nhận thức đầy đủ về tính chất và mức độ nguy hiểm cũng như không thể điều khiển hành vi và không thể lường trước được hậu quả do hành vi của mình gây ra. Vì vậy, áp dụng tình tiết định khung “có tính chất côn đồ”, quy định tại điểm n, khoản 1, Điều 123 BLHS năm 2015 đối với hành vi của A là không phù hợp; thay vào đó nên áp dụng khoản 2 Điều 123 BLHS năm 2015 đối với hành vi phạm tội của A.
Ý kiến thứ hai và cũng là ý kiến của tác giả: Đối với hành vi của Nguyễn Văn A, áp dụng điểm n, khoản 1, Điều 123 BLHS năm 2015 là có cơ sở pháp lý, bởi lẽ:
- Về nội dung giám định A bị bệnh và hạn chế khả năng nhận thức và hạn chế khả năng điều khiển hành vi: Theo quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015, trong trường hợp A bị mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi thì được miễn trách nhiệm hình sự. Trường hợp này, A chỉ bị “hạn chế” thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của mình và tình tiết này sẽ được áp dụng là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm q, khoản 1, Điều 51 BLHS năm 2015 trong quá trình giải quyết vụ án.
- Về hành vi phạm tội có tính chất côn đồ: Khi xem xét một hành vi có tính chất côn đồ, cần xem xét ở nhiều khía cạnh để có nhận định đúng đắn, tập trung vào một số nội dung sau: Ý thức của chủ thể thực hiện hành vi; sự chuẩn bị công cụ, phương tiện thực hiện hành vi; cường độ, mức độ tấn công của hành vi; nguyên nhân dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể:
- Về ý thức của chủ thể thực hiện hành vi: Nguyễn Văn A bị hạn chế về khả năng nhận thức, nghĩa là A vẫn nhận thức được hành vi của mình là giết người (A nói “thằng nào bảo tao phá kho thì tao phải giết thằng đấy”), nhưng có thể nhận thức không đầy đủ về tính chất nguy hiểm của hành vi đó.
- Về sự chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội: Sau khi nghe anh H nói chuyện với anh B về việc A phá kho, A đã đi chuẩn bị một con dao dài 50 cm, dắt sau yên xe của mình. Như vậy, có thể thấy rằng, A có ý thức về việc giết người nên đã tiến hành chuẩn bị công cụ để thực hiện hành vi đó.
- Về cường độ và mức độ tấn công của hành vi: Qua diễn biến của vụ việc, có thể nhận định rằng hành vi chém anh H của A là liên tục, quyết liệt, muốn thực hiện hành vi đến cùng. Việc anh H không chết là nằm ngoài ý muốn của A.
- Về nguyên nhân dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội: Theo tinh thần tại Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao và kết luận tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995, thì nguyên nhân của hành vi có tính chất côn đồ là: Vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Xét nguyên nhân dẫn đến hành vi của A, chỉ vì nghe anh H nói rằng A phá kho (duyên cớ nhỏ nhặt) mà A dùng dao chém anh H liên tục 03 nhát và muốn tước đoạt mạng sống của nạn nhân.
Qua phân tích những nội dung trên, có đủ cơ sở pháp luật để truy tố Nguyễn Văn A về tội “Giết người”, áp dụng tình tiết định khung “có tính chất côn đồ” theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015./.
Những kết quả trong xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân, nhiệm kỳ 2016 - 2021
Bất cập trong áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.