Hiểu thế nào về “im lặng” trong hình sự, dân sự?
(kiemsat.vn) – Qua các phương tiện thông tin đại chúng, rất nhiều người đã từng nghe cụm từ “quyền im lặng”, vậy sự khác biệt giữa “im lặng” trong dân sự và “quyền im lặng” trong hình sự là như thế nào?
Cần thay đổi tên biên bản bắt người phạm tội quả tang
Kê biên tài sản theo BLTTHS năm 2015
Thời điểm và thẩm quyền ra quyết định hoãn phiên tòa hình sự theo BLTTHS 2015
Im lặng không có nghĩa là không nói bất cứ điều gì mà im lặng là chưa khai báo khi chưa có sự hiện diện của người đại diện. Nếu hiểu theo cách này thì im lặng chỉ được thực hiện trong một giới hạn nhất định, khi chưa có Luật sư, người đại diện thì người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ không khai báo bất cứ điều gì có liên quan đến nội dung vụ việc…
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Tuy nhiên, cần hiểu im lặng có nội hàm rộng hơn không khai báo. Không khai báo không đồng nhất với im lặng, không khai báo là không nói bất cứ điều gì có liên quan vụ việc, trường hợp đặc biệt người bị bắt, người bị tạm giữ vẫn khai nhưng khai báo quanh co, chối tội, khai không đúng sự thật thì vẫn là không khai báo.
Trong trường hợp này, im lặng là không khai bất cứ điều gì có liên quan đến vụ việc trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Kể cả trong trường hợp có Luật sư, người đại diện là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì im lặng vẫn hiện hữu và vẫn có thể được thực hiện. Vì vậy, một khi quyền im lặng vẫn có hiệu lực thì đồng nghĩa họ có quyền im lặng trong suốt quá trình tố tụng, thậm chí cho đến khi họ ra trước Tòa án.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: Có phải giữ im lặng là gỡ tội?
Mấy ngày qua, các báo, đài liên tục đưa tin về vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hoa hậu P.Nga, vụ án đang thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận; đặc biệt là giới Luật sư, sinh viên, người đang theo học hoặc nghiên cứu về Luật vì bị cáo P.Nga đã thể hiện “quyền im lặng” trong suốt qua trình xét hỏi tại phiên tòa.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Điểm mới của BLTTHS năm 2015 là tại Điều 59, 60, 61 quy định rằng: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;”
Như vậy, trong vụ án này, Nga đã chọn cách không đưa ra lời khai chống lại chính mình bằng việc chọn quyền im lặng khi được HĐXX và Kiểm sát viên hỏi tại phiên tòa. Tuy nhiên việc im lặng này có thật sự có lợi cho bị cáo không?
Nhiều ý kiến cho rằng việc im lặng tại phiên tòa của Bị cáo là sai lầm, vì đây là cơ hội để bị cáo có thể trình bày cho HĐXX hiểu và làm rõ được những thiếu sót, sai phạm trong quá trình điều tra vụ án, nếu có… Việc im lặng của bị cáo sẽ dẫn đến hệ quả phát sinh liên quan đến người bị hại, người bào chữa, cùng những người liên quan khác theo Điều 309 BLTTHS: “Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án”
Bộ luật Dân sự năm 2015: Im lặng chưa chắc có nghĩa là đồng ý
Tại Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015 về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng quy định như sau:
1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Như vậy, nếu các bên thỏa thuận là khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng thì sự im lặng được coi như sự trả lời chấp thuận giao kết.
Ngoài ra, tại Điều 400 về thời điểm giao kết hợp đồng cũng quy định như sau:
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
Như vậy, khi đã thỏa thuận rằng sự im lặng có nghĩa là đồng ý, thì cứ hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị không có ý kiến gì thì hợp đồng sẽ bắt đầu có hiệu lực. Vấn đề này hiện nay không còn lạ, mà nó xảy ra hằng ngày qua các giao dịch giữa các pháp nhân, các cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào các bên cũng thỏa thuận im lặng có giá trị như một sự chấp nhận hợp đồng. Đa số các giao dịch không có thỏa thuận như vậy.
Tóm lại, thực tế thấy rằng “im lặng” trong quan hệ dân sự và tố tụng hình sự nêu trên đều không có nghĩa là đồng ý, mà đó chỉ là một cách biểu thị ý chí của người tham gia giao kết hợp đồng hoặc của bị cáo về vụ việc liên quan. Có thể là đồng ý, có thể là từ chối, thậm chí là thể hiện sự không đồng ý.
Anh Minh
(tổng hợp)
VKSND thành phố Hà Nội tập huấn BLTTHS và BLHS năm 2015
Những điểm cần lưu ý khi kiểm sát hoạt động đối chất theo BLTTHS 2015
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.