Thời điểm và thẩm quyền ra quyết định hoãn phiên tòa hình sự theo BLTTHS 2015

30/06/2018 08:58

(kiemsat.vn)
Chỉ khi phiên toà được mở thì Toà án mới xác định được chính xác có căn cứ hoãn hay không và thẩm quyền hoãn phiên toà chỉ thuộc về Hội đồng xét xử.

Tại Điều 297 và 352 BLTTHS năm 2015 quy định về hoãn phiên tòa hình sự. Theo đó hoãn phiên toà được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo cho vụ án được xét xử được khách quan, công bằng và thời điểm tiến hành phiên toà đã định sẽ được chuyển sang thời điểm khác muộn hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Về nguyên tắc chỉ khi phiên toà được mở thì Toà án mới xác định được chính xác có căn cứ hoãn hay không, do đó thẩm quyền hoãn phiên toà chỉ thuộc về Hội đồng xét xử và thẩm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký quyết định hoãn phiên tòa.

Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp mặc dù đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng trong thời gian chuẩn bị mở phiên tòa có bị cáo hoặc người tham gia tố tụng tại phiên tòa gửi yêu cầu đến tòa xin hoãn phiên tòa vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng tại phiên tòa được. Theo các quy định hiện hành thì việc vắng mặt này được xác định là căn cứ để hoãn phiên tòa. Tuy nhiên Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể ra quyết định hoãn phiên tòa ngay được vì pháp luật không cho phép. Như vậy, trong trường hợp này mặc dù biết trước phiên tòa sẽ phải hoãn nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải đợi đến ngày mở phiên tòa mới được ra quyết định. Điều này gây lãng phí chi phí tố tụng, khó khăn đối với những người tham gia phiên tòa ở xa, điều kiện đi lại khó khăn… Do vậy, BLTTHS năm 2015 cần bổ sung quy định dự liệu trường hợp này để những người tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tố tụng được biết và chủ động hơn.

Thẩm quyền ra quyết định hoãn phiên tòa thuộc về Hội đồng xét xử và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký quyết định hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 đã dự liệu trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.  Đây là một quy định hoàn toàn phù hợp bởi lẽ trên thực tế khi vụ án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, đến ngày mở phiên tòa vì lý do sức khỏe hay lý do nào đó mà chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì phải có người ký quyết định hoãn phiên tòa.

Ánh Phượng

Bài viết có liên quan >>>

Đương sự vắng mặt, người được ủy quyền có mặt: Tòa án có hoãn phiên tòa?

“Hoãn phiên tòa” theo quy định của BLTTDS năm 2015

Dấu hiệu để phân biệt giữa “Hoãn phiên tòa” và “Tạm ngừng phiên tòa” theo quy định của BLTTHS năm 2015

ĐB

Điểm mới về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo BLTTHS 2015

(Kiemsat.vn) – Theo BLTTHS năm 2003 thì tùy từng vụ án, chủ tọa phiên tòa hỏi trên cơ sở nội dung từng vụ án cụ thể mà không quy định phải hỏi ai trước, ai sau. Bộ luật TTHS năm 2015  đã gộp chung phần xét hỏi và tranh luận thành tranh tụng.

Vướng mắc khi thay đổi Kiểm sát viên tiến hành tố tụng

(Kiemsat.vn) - BLTTHS quy định Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp. Tuy nhiên, trên thực tế việc thay đổi Kiểm sát viên là Viện trưởng Viện kiểm sát còn có vướng mắc, cần được hướng dẫn cụ thể.
lên đầu trang