Điểm mới về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác
(kiemsat.vn) Quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là điều luật mới được bổ sung vào BLTTHS 2015.
Trường hợp nào không phải chịu TNHS, không bị truy cứu TNHS?
Kinh nghiệm thu giữ, khai thác chứng cứ điện tử
Thế nào là “hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm”?
Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là những người bị nghi thực hiện tội phạm và không phải lúc nào họ cũng có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, BLTTHS 2015 đã có quy định cho phép người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (khoản 1).
Người bị tố giác và người bị kiến nghị khởi tố có thể nhờ một trong những chủ thể sau làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình: Luật sư; Bào chữa viên nhân dân; Người đại diện; Trợ giúp viên pháp lý (khoản 2)
Nhằm đảm bảo hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, BLTTHS 2015 đã trao cho Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố các quyền: (i) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; (ii) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (iii) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; (iv) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; (v) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Ảnh minh họa |
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có nghĩa vụ: Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án; giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ (Khoản 4).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Nghiên cứu, so sánh với quy định tại Điều 59 BLTTHS 2003, thì Điều 84 BLTTHS 2015 có một số thay đổi, bổ sung như sau:
- Theo quy định tại Điều 59 BLTTHS 2003 thì đương sự có thể là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. BLTTHS 2015 quy định đương sự chỉ gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự (Điểm g khoản 1 Điều 4).
- Điều 84 BLTTHS 2015 đã có định nghĩa về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (khoản 1). Theo đó: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- So với Điều 59 BLTTHS 2003, Điều 84 BLTTHS 2015 đã bổ sung Trợ giúp viên pháp lý có thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (khoản 3). Sự bổ sung này nhằm phù hợp với quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý cũng như bảo đảm quyền lợi cho bị hại, đương sự thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý: Có phẩm chất đạo đức tốt; Có trình độ cử nhân luật trở lên; đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý; Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý; Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật (Điều 19 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017).
- Tại khoản 3 Điều 84 BLTTHS 2015 cũng có sự bổ sung một số quyền cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự nhằm đảm bảo cho họ thực hiện tốt hơn việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, gồm: (i) Đưa ra chứng cứ; (ii) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; (iii) Yêu cầu giám định, định giá tài sản; (iv) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; (v) Không chỉ người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch như BLTTHS 2003 mà BLTTHS 2015 còn quy định người bảo vệ quyền lợi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền này; (vi) BLTTHS 2015 thay đổi cụm từ “người chưa thành niên” bằng cụm từ “người dưới 18 tuổi” đảm bảo sự đồng bộ với các quy định khác của BLTTHS 2015 và các văn bản pháp luật khác.
Với những điểm mới, những sửa đổi bổ sung như trên, BLTTHS 2015 bảo đảm cho người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự trong vụ án hình sự.
Nguyễn Cao Cường
VKSND huyện A Lưới,Thừa Thiên - Huế
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.