Các trường hợp Tòa án trả lại đơn kháng cáo bản án, quyết định
Lần đầu tiên, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định mới, cụ thể, chỉ rõ các trường hợp Tòa án trả lại đơn kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm
Kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
Cần sớm ban hành biểu mẫu về kiểm sát trả lại đơn khởi kiện
Một số kinh nghiệm trong kháng nghị phúc thẩm các vụ án dân sự
Kháng cáo là quyền của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính như: Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo; kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Khoản 4 Điều 274 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nêu cụ thể nếu trong các trường hợp sau đây người kháng cáo sẽ bị Tòa án trả lại đơn kháng cáo:
– Người kháng cáo không có quyền kháng cáo: Người có quyền kháng cáo phải là đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 274 .
– Người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng (khoản 2 Điều 276)./.
Hồng Hải
Bổ sung thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong lĩnh vực dân sự
Thủ tục kháng cáo bản án dân sự
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
7Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
8Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
9Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
Bài viết chưa có bình luận nào.