Các điều kiện để Tòa án xét xử khi vắng mặt

13/03/2017 09:00

(kiemsat.vn)
Theo quy định tại Điều 238 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

Tòa án xét xử vắng mặt, người tham gia tố tụng khác khi đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

– Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt; công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát. Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật này.

Hồng Phong

Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng dân sự

(Kiemsat.vn) - Quy định rõ hơn căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm; sửa đổi, bổ sung quy định về người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và bổ sung điều luật mới là những nội dung đáng chú ý trong thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Cơ quan, người tiến hành, người tham gia tố tụng dân sự

(Kiemsat.vn) – Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung chức danh Thẩm tra viên, Kiểm tra viên là người tiến hành tố tụng; thẩm quyền của người tiến hành tố tụng; sửa đổi, bổ sung quy định về người tham gia tố tụng.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang