B, C, D phạm tội Cố ý gây thương tích và Gây rối trật tự công cộng
(kiemsat.vn) – Theo tác giả, hành vi của B,C,D đã trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, làm trở ngại cho hoạt động bình thường của người thi hành công vụ, nên phạm cả hai tội.
Hành vi của Nguyễn Viết C cấu thành tội chống người thi hành công vụ
Hành vi của Nguyễn Viết C chỉ có thể bị xử lý hành chính
Thủ tướng đề nghị VKSND, TAND phối hợp tổ chức xét xử lưu động vụ án điểm về chống người thi hành công vụ
Theo như nội dung vụ án, có thể thấy diễn biến hành vi B, C, D lần lượt được thực hiện như sau: Tối ngày 25/12/2016, tại trụ sở UBND xã, 04 đồng chí Công an xã đang làm việc với B thì C và D cầm hung khí (02 thanh kiếm, 02 đoạn tuýp sắt) xông vào giải cứu B, B giật từ tay D 01 đoạn tuýp và cùng C, D đuổi đánh 04 đồng chí Công an xã, kết quả B đã gây thương tích cho đồng chí M tỷ lệ 25%.
Như vậy, hành vi của B, C, D thấy rõ nhất trước tiên là xâm phạm đến sức khỏe của đồng chí M, gây tổn hại 25%, kèm theo hành vi dùng hung khí nguy hiểm và hành vi chống lại các đồng chí Công an xã đang làm nhiệm vụ nên cả B, C, D đều đồng phạm về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 2 Điều 104 BLHS với 02 tình tiết định khung được quy định tại điểm a, điểm k, khoản 1, Điều 104 BLHS.
B, C, D không phạm tội “Chống người thi hành công vụ”, vì nếu hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích hoặc làm chết người đang thi hành công vụ thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo tội danh tương ứng (điểm k khoản 1 Điều 104 hoặc điểm d khoản 1 Điều 93). Do đó, tuy cả 03 có hành vi chống người thi hành công vụ nhưng vì đã gây ra thương tích cho đồng chí M nên hành vi này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chống người thi hành công vụ” mà sẽ bị truy cứu về tội “Cố ý gây thương tích”.
Ngoài ra, B, C, D còn phạm tội “Gây rối trật tự công cộng”. Do C, D có hành vi cầm hung khí xông vào trụ sở UBND xã giải cứu B và tiếp nối là hành vi cả 03 người B, C, D đuổi đánh 04 đồng chí Công an xã, làm cản trở hoạt động của các đồng chí Công an xã. Các hành vi này đã trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, làm trở ngại cho hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, hành vi được thực hiện công khai ở nơi đông người, biểu hiện ý thức coi thường kỷ cương xã hội, pháp luật của Nhà nước. Như vậy, hành vi của B, C, D là hành vi gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng, thuộc trường hợp “Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước” quy định tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Do đó, đã có đủ căn cứ cho rằng B, C, D đồng phạm về tội “Gây rối trật tự công cộng” quy định tại khoản 1, Điều 245 BLHS.
Từ những phân tích trên, tác giả có quan điểm riêng: B, C, D đồng phạm về tội “Cố ý gây thương tích” và tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Việt Phương
VKSND tỉnh Tiền Giang
Bài viết có liên quan>>>
Đuổi đánh người thi hành công vụ để giải cứu bạn thì phạm tội gì?
Đánh ghen cho hả giận… rồi vướng vòng lao lý
Từ một vụ án: ngẫm về công tác phòng ngừa tội phạm
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.