Áp dụng lãi suất nào đối với hợp đồng vay tài sản ký trước ngày 01/01/2017?

20/09/2017 03:44

(kiemsat.vn)
– Tôi có một số hợp đồng vay tiền để đầu tư kinh doanh ký vào tháng 5 và tháng 11/2016 và đang còn hiệu lực. Tôi được biết Bộ Luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017, vậy quy định về lãi suất của Bộ luật này có áp dụng đối với hợp đồng vay tài sản được xác lập trước đó hay không?

Áp dụng lãi suất nào đối với hợp đồng vay tài sản ký trước ngày 01/01/2017? Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Vấn đề bạn hỏi, Kiemsat.vn trả lời như sau.

Tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 quy định:

1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:

a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.

Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11;

b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này;

c) Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết”.

Áp dụng lãi suất nào đối với hợp đồng vay tài sản ký trước ngày 01/01/2017? Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Như vậy, hợp đồng vay tài sản được xác lập trước ngày 01/01/2017 chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có thỏa thuận về lãi suất khác với quy định của BLDS năm 2015 thì áp dụng quy định của BLDS năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết BLDS năm 2005, trừ trường hợp hợp đồng chưa được thực hiện mà các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung về lãi suất phù hợp với BLDS năm 2015 và để áp dụng quy định của BLDS năm 2015;

Hợp đồng vay tài sản được xác lập trước ngày 01/01/2017 chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có thỏa thuận về lãi suất phù hợp với quy định của BLDS năm 2015 thì áp dụng BLDS năm 2015;

Hợp đồng vay tài sản được xác lập trước ngày 01/1/2017 được thực hiện xong trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng BLDS năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết BLDS năm 2005 để giải quyết.

Xem tin có liên quan >>>>>

Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự

Giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự thế nào cho đúng?

Anh Minh

Người vay gói 30.000 tỷ sắp phải chịu lãi suất thả nổi

Các khoản giải ngân sau ngày 31/12/2016 sẽ được giải ngân từ nguồn vốn của ngân hàng thương mại và áp dụng lãi suất thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

Quy định mới, quan trọng của Bộ luật Dân sự năm 2015 về lãi suất

Nếu như Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về lãi suất vay là: Do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng và trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (Điều 476); thì Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017), không áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm lãi suất tham chiếu khi xác định trần lãi suất cho vay, cũng như xác định các lãi suất liên quan đến các trách nhiệm dân sự khác như lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Đây là điểm mới quan trọng, được quy định tại Điều 468, theo đó:
(1) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang