Quy định mới, quan trọng của Bộ luật Dân sự năm 2015 về lãi suất
Nếu như Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về lãi suất vay là: Do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng và trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (Điều 476); thì Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017), không áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm lãi suất tham chiếu khi xác định trần lãi suất cho vay, cũng như xác định các lãi suất liên quan đến các trách nhiệm dân sự khác như lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Đây là điểm mới quan trọng, được quy định tại Điều 468, theo đó:
Xác định các chủ thể và điều kiện để chủ thể được hưởng di sản theo thời hiệu (tiếp theo)
Áp dụng lãi suất nào đối với hợp đồng vay tài sản ký trước ngày 01/01/2017?
Con bị đánh thương tích: Bố yêu cầu khởi tố, mẹ có rút yêu cầu khởi tố được không?
Nếu như Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về lãi suất vay là: Do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng và trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (Điều 476); thì Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017), không áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm lãi suất tham chiếu khi xác định trần lãi suất cho vay, cũng như xác định các lãi suất liên quan đến các trách nhiệm dân sự khác như lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Đây là điểm mới quan trọng, được quy định tại Điều 468, theo đó:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”/.
Hồng Hải
Vạch trần thủ đoạn đòi nợ thuê: Vì sao tín dụng đen ngày càng lên ngôi?
Có thể tặng cho đất và nhà đang thế chấp ngân hàng?
-
1Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
2Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
3Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
4Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
5Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
-
67 nhóm nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
7Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng
Bài viết chưa có bình luận nào.