Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
(kiemsat.vn) Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung một phần mới quy định về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự nhằm thể chế hóa định hướng được nêu tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và cụ thể hóa Điều 103 Hiến pháp năm 2013.
Quy trình nghiên cứu hồ sơ các vụ án dân sự rút theo đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ
Khi ly hôn mà vợ chồng không cùng nơi cư trú, xác định Tòa án nào giải quyết?
– Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này, không áp dụng để giải quyết việc dân sự;
– Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết các vụ án dân sự khi có đủ các điều kiện: Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, đủ cơ sở giải quyết Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản. Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới theo quy định tại khoản 3 Điều 317 của BLTTDS, làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để áp dụng theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Bản án, quyết định được giải quyết theo thủ tục rút gọn được quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thủ tục phúc thẩm đối với những vụ án được xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn cũng được xây dựng theo hướng rút gọn, do một Thẩm phán tiến hành.
(Trích bài viết: “Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” của TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi, Tạp chí Kiểm sát số 5/2016).
Bài 7: Điểm mới về thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm
Kỳ sau (bài 9): Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng dân sự.
Nghiên cứu và lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự
Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.