Kinh nghiệm ứng dụng excel để theo dõi thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; điều tra, truy tố

06/03/2018 02:39

(kiemsat.vn)
Bảng theo dõi thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; theo dõi thời hạn điều tra, truy tố đã được VKSND tỉnh Hải Dương triển khai áp dụng ở VKSND hai cấp từ  01/12/2016 và đem lại hiệu quả tích cực.

Qua thực tiễn công tác tham mưu, tổng hợp giúp lãnh đạo VKSND tỉnh theo dõi thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, thời hạn điều tra của cơ quan điều tra cũng như việc đảm bảo thời hạn truy tố của Viện kiểm sát nhận thấy một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc thời hạn điều tra kéo dài, phải gia hạn thời hạn điều tra là do Kiểm sát viên chưa thực sự bám sát tiến độ điều tra, chưa tích cực đôn đốc cơ quan điều tra để đảm bảo thời hạn điều tra.

Để giúp cho việc theo dõi thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; thời hạn điều tra, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý được sát sao thời hạn điều tra đối với từng tin báo, từng vụ án để có sự chỉ đạo kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ; Văn phòng tổng hợp VKSND tỉnh Hải Dương đã nghiên cứu, xây dựng Bảng theo dõi thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; theo dõi thời hạn điều tra, truy tố trên cơ sở ứng dụng phần mềm Microsoft office excel.

Bảng theo dõi thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố  (tải file tại đây)

Bước 1: Vào start -> setting -> control panel -> region and language options -> custommize…. -> date

Ở phần short date format ta gõ dd/mm/yyyy (ở đây d (date) có nghĩa là ngày; m (month) có nghĩa là tháng và y (year) có nghĩa là năm).

– Phần date separator ta chọn dấu gạch chéo ( / ); tiếp theo ta chọn apply -> OK; tiếp tục chọn apply -> OK

Bước 2: Sau khi định dạng xong ta vào phần mềm Microsoft Office Excel để lập công thức. Khi ta đã vào được phần mềm Microsoft Office Excel ta tiến hành nhập dữ liệu vào ô như sau: (Xem bảng gửi kèm)

Nhập dữ liệu vào các ô 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10. Riêng đối với ô 6 và ô 7 ta đặt công thức như sau:

Ô 6 =DATE(YEAR(D8), MONTH(D8)+E8, DAY(D8))

Ô 7= =F8-TODAY()

Ví dụ: Khi nhập ngày tháng tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (vào Ô 4) và thời hạn giải quyết (vào Ô 5) thì ở Ô 6 sẽ tự động trả kết quả là ngày hết thời hạn giải quyết (ví dụ: Tin báo A ngày tiếp nhận là ngày 20/9/2015, thời hạn giải quyết là 2 tháng thì Ô 6 (ngày hết hạn giải quyết) sẽ tự động trả kết quả là ngày 20/11/2015 và Ô số 7 (thời hạn giải quyết còn lại) sẽ tự động trả kết quả là còn 9 ngày (tính từ ngày hiện tại là ngày 11/11/2015). Ở đây Ô số 7 sẽ tự động trừ dần ngày (theo kiểu đếm ngược thời gian). Ví dụ hôm nay là ngày 11/11/2015 thì thời hạn giải quyết còn lại là 9 ngày. Ngày mai, mở máy tính lên ta sẽ thấy Ô số 7 báo là còn 8 ngày.

Như vậy, căn cứ vào bảng tính này ta có thể theo dõi được sát sao thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra để kịp thời đôn đốc giải quyết, tránh tình trạng quá thời hạn giải quyết.

Bảng theo dõi thời hạn điều tra

Bước 1: Định dạng ngày, tháng, năm giống như đã trình bày ở bước 1 phần a.

Bước 2: Sau khi định dạng xong ta vào phần mềm Microsoft Office Excel để lập công thức. Khi ta đã vào được phần mềm Microsoft Office Excel ta tiến hành nhập dữ liệu vào ô như sau: (Xem bảng gửi kèm)

Nhập dữ liệu vào các ô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,  8, 9, 12, 13, 14. Riêng đối với ô 10 và ô 11 ta đặt công thức như sau:

Ô 10 =DATE (YEAR(E10),MONTH(E10)+F9+G9+H9+I9,DAY(E10))

Ô 11: = J9-TODAY()

Khi nhập dữ liệu vào các ô 5, 6, 7, 8, 9 thì ô 10 sẽ tự động trả kết quả là ngày hết thời hạn điều tra và ô 11 sẽ tự động trả kết quả là thời hạn điều tra còn lại tính đến ngày hiện tại là còn bao nhiêu ngày.

Ví dụ: Vụ Nguyễn Văn Lấy phạm tội Lừa đảo CĐTS, ngày khởi tố vụ án là ngày 17/6/2015, thời hạn điều tra 4 tháng, gia hạn thời hạn điều tra lần 1: 4 tháng, thì ô số 10 sẽ tự động trả kết quả ngày hết thời hạn điều tra là ngày 17/2/2015, ô số 11 sẽ tự động trả kết quả là còn 93 ngày, tính đến ngày hiện tại (16/11/2015). Ngày mai mở máy tính ra, ô số 11 sẽ tự động trừ lùi 1 ngày. Như vậy, bất cứ thời gian nào khi ta mở máy tính ra, ta sẽ biết được là thời hạn điều tra còn lại của vụ án là còn bao nhiêu ngày (kiểu đếm ngược thời gian).

Bảng theo dõi thời hạn truy tố

Tương tự như 2 bảng tính trên, nhập dữ liệu vào bảng, cũng có thể biết được ngày hết hạn truy tố và thời hạn truy tố còn lại (Giống như bảng theo dõi thời hạn điều tra).

Lưu ý: khi sử dụng Bảng tính cần định dạng máy tính theo day/month/year (ngày/tháng/năm) để thuận tiện cho việc theo dõi.

Nguyễn Đức Lăng

VKSND tỉnh Hải Dương

Kinh nghiệm trong kiến nghị phòng ngừa tội phạm của VKSND Tp. Hồ Chí Minh

(Kiemsat.vn) – Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động kiến nghị phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm thông qua công tác kiểm sát, VKSND hai cấp của Tp. Hồ Chí Minh đã chủ động thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác kiến nghị và đạt được những kết quả tích cực.

Quy trình nghiên cứu hồ sơ các vụ án dân sự rút theo đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

(Kiemsat.vn) – Từ kinh nghiệm từ thực tiễn công tác, tác giả đưa ra một quy trình nghiên cứu hồ sơ các vụ án dân sự rút theo đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm để bạn đọc tham khảo.
lên đầu trang