Có được tiếp tục dùng thẻ BHYT khi đã chấm dứt hợp đồng lao động?
Tôi có làm việc tại một doanh nghiệp và tham gia BHXH, BHYT và Bảo hiểm thất nghiệp. Tính đến tháng 6/2017 là được 18 tháng. Đến tháng 7/2017, khi tôi xin nghỉ việc thì doanh nghiệp thu lại Thẻ BHYT của tôi. Trong khi đó, trên thẻ BHYT có ghi rõ giá trị sử dụng đến ngày 31/12/2017. Vậy, Công ty thu hồi Thẻ BHYT của tôi có đúng không? Tôi cần làm gì để được tiếp tục sử dụng BHYT trong năm 2017 này?
Từ 01/01/2018: Điều trị nội trú được tính theo số ngày, giờ thực tế
Quy định mới về các gói dịch vụ y tế cơ bản tuyến huyện và xã
Cơ sở khám bệnh BHYT có quyền xem lịch sử 6 lần khám, chữa bệnh của bệnh nhân
Trường hợp bạn hỏi, Kiemsat.vn trả lời như sau:
Hiện nay, việc quản lý thẻ BHYT được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Hình ảnh mang tính chất minh họa
Vì bạn là người lao động trong doanh nghiệp tham gia BHYT nên theo quy định tại mục 1.1 khoản 1 Điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH, trường hợp của bạn thuộc nhóm do người lao động và đơn vị sử dụng lao động cùng đóng BHYT với mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Quyết định này: “Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.” Do vậy, khi bạn nghỉ việc thì doanh nghiệp không còn trách nhiệm đóng BHYT cho bạn trong thời gian sau khi bạn nghỉ việc.
Tại mục 1.4 khoản 4 Điều 34 có quy định đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm:
“Thu hồi thẻ BHYT của người lao động ngừng tham gia BHYT, nộp cho cơ quan BHXH để điều chỉnh số phải thu (trừ trường hợp chết; chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hằng tháng).”
Vì vậy, việc doanh nghiệp thu hồi lại thẻ BHYT của bạn là đúng theo quy định.
Để tiếp tục tham gia BHYT trong năm 2017, bạn có thể tham gia BHYT theo nhóm, theo hộ gia đình, được áp dụng với các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 17 Quyết định này, gồm những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc trong sổ tạm trú. Mức đóng trong trường hợp này được quy định tại khoản 13 Điều 18 như sau:
“Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được giảm mức đóng như sau:
a) Người thứ nhất đóng bằng mức quy định;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”
Ngọc Nga
Công an xã phải tham gia BHXH bắt buộc
Từ 01/01/2018: HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên phải đóng BHXH bắt buộc
-
1Quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-
2Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
3Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
4Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
5Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
6Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
Bài viết chưa có bình luận nào.