Từ 01/01/2018: Điều trị nội trú được tính theo số ngày, giờ thực tế

13/12/2017 10:27

(kiemsat.vn)
Thông tư số 44/2017/TT-BYT quy định cụ thể hơn về khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, theo đó thời gian để tính tiền điều trị nội trú căn cứ theo giờ vào khoa lâm sàng điều trị ghi trên hồ sơ bệnh án; thời gian ra viện căn cứ theo giờ ghi trong giấy ra viện hoặc giấy chuyển viện.

Từ 01/01/2018: phí dịch vụ nằm viện, ra viện được tính theo giờ Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Ngày 16/11/2017, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 44/2017/TT-BYT sửa đổi Thông tư số 02/2017/TT-BYT về mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT…

Cụ thể, sửa đổi khoản 2 Điều 5 như sau: Số ngày điều trị nội trú được tính theo số ngày thực tế người bệnh được điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

– Trường hợp người bệnh vào viện và xuất viện trong cùng một ngày thì được tính là một ngày điều trị nội trú (Trừ trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu quy định tại điểm e khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2017/TT-BYT).

– Trường hợp người bệnh vào viện ngày hôm trước và ra viện vào ngày hôm sau, thời gian điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh từ 04 giờ đến dưới 24 giờ chỉ tính là một ngày điều trị;

Từ 01/01/2018: phí dịch vụ nằm viện, ra viện được tính theo giờ Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

– Trường hợp người bệnh vào viện và ra viện không thuộc quy định tại điểm a và điểm b Khoản này thì tính theo nguyên tắc: Người bệnh vào viện buổi sáng (trước 12 giờ sáng) tính 70%, vào viện buổi chiều (sau 12 giờ sáng) tính 50% ngày giường tương ứng. Người bệnh ra viện buổi sáng (trước 12 giờ sáng) tính 50%, ra viện buổi chiều (sau 12 giờ sáng) tính 70% ngày giường tương ứng, cụ thể tính như sau:

Trường hợp vào viện sau 12 giờ sáng ngày vào viện và ra viện trước 12 giờ sáng ngày ra viện: tổng số ngày điều trị = (ngày ra – ngày vào);

Trường hợp vào viện trước 12 giờ sáng ngày vào viện và ra viện trước 12 giờ sáng ngày ra viện hoặc vào viện sau 12 giờ sáng ngày vào viện và ra viện sau 12 giờ sáng ngày ra viện: tổng số ngày điều trị = (ngày ra – ngày vào) + 0,2;

Trường hợp vào viện trước 12 giờ sáng ngày vào viện và ra viện sau 12 giờ sáng ngày ra viện: tổng số ngày điều trị = (ngày ra – ngày vào) + 0,4;

– Thời gian vào viện căn cứ theo giờ vào khoa lâm sàng điều trị ghi trên hồ sơ bệnh án; thời gian ra viện căn cứ theo giờ ghi trong giấy ra viện hoặc giấy chuyển viện.

– Trong trường hợp người bệnh chuyển 02 khoa trong cùng một ngày thì mỗi khoa chỉ được tính 1/2 ngày. Trường hợp người bệnh chuyển từ 3 khoa trở lên trong cùng một ngày thì giá ngày giường điều trị nội trú hôm đó được tính bằng trung bình cộng tiền ngày giường tại khoa có thời gian nằm điều trị trên giờ có mức giá tiền giường cao nhất và tại khoa có thời gian nằm điều trị trên giờ có mức giá tiền giường thấp nhất…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.

Xem chi tiết Thông tư số 44 tại đây.

Anh Nga
(giới thiệu)

Xem các tin có liên quan >>>>>

Lái xe “phê” ma tuý, có được coi là người mắc bệnh tâm thần?

Tự nguyện cai nghiện sẽ được hỗ trợ kinh phí khám và điều trị

Kiểm sát việc đưa người đi cai nghiện bắt buộc – những vấn đề cần lưu ý

Thẻ bảo hiểm y tế – có hiệu lực ngay sau khi tham gia?

(Kiemsat.vn) - Có thể nói BHYT đã trở thành chỗ dựa đáng tin cậy với người dân, nhờ có thẻ BHYT mà nhiều gia đình không lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi không may bị tai nạn hay mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo. Vậy thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ khi nào?

Từ 1/6 giảm một nửa mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động

(Kiemsat.vn) - Ngày 14/04/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mới về mức đóng bảo hiểm tai bạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người sử dụng lao động.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang