Biện pháp ngăn chặn phải được hủy bỏ trong những trường hợp nào?

29/10/2016 10:17

Theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

1. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

2. Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

3. Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

4. Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

Khoản 2 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung quy định, đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác./.

Kỳ Sơn

Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự

(Kiemsat.vn) - Nghĩa vụ chứng minh của đương sự được hiểu là đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. BLTTDS năm 2004 thiếu quy định về thời hạn giao nộp, cung cấp chứng cứ đã tạo ra một lỗ hổng pháp luật là đương sự thường trì hoãn việc giao nộp.

Các trường hợp VKS kiến nghị trong tố tụng dân sự

(Kiemsat.vn) - Quyền kiến nghị trong tố tụng dân sự được thực hiện trong trường hợp VKSND phát hiện thấy hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng, không thuộc trường hợp kháng nghị
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang