Xử lý nghiêm minh các vụ án có liên quan đến hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em
(kiemsat.vn) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; xử lý nghiêm minh các vụ án có liên quan đến hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật để răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.
Cân nhắc việc tăng nặng xử phạt các hành vi xâm hại trẻ em nhằm bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa
Tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em
Chung tay bảo đảm quyền trẻ em
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 9617/VPCP-NC ngày 30/12/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh về xử lý hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em.
Văn bản nêu rõ: Những ngày qua, các phương tiện thông tin, truyền thông đăng nhiều tin, bài phản ánh vụ việc cháu bé 8 tuổi, trú tại Phường 22 (quận Bình Thạnh, TPHCM) bị hành hạ dẫn đến tử vong, gây bức xúc dư luận; Công an quận Bình Thạnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giữ đối tượng có liên quan. Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau:
1. Bộ Công an, UBND TPHCM tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm.
2. Các Bộ: Công an, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động-Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị: số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, số 08/CT-TTg ngày 4/2/2020 đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình, số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, bạo lực học đường..; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ hoặc không xử lý các vụ hành hạ, xâm hại trẻ em.
3. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; xử lý nghiêm minh các vụ án có liên quan đến hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật để răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.
4. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội lên án mạnh mẽ, kịp thời phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác các hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em; tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em.
5. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình đề cao trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền trong công tác bảo vệ trẻ em.
Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em
Bảo đảm các vụ việc liên quan đến trẻ em được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
7Đảm bảo cơ sở, vật chất khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp
-
8Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
9Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
Bài viết chưa có bình luận nào.