Xâm hại tình dục trẻ em: Đánh giá đúng để có giải pháp phù hợp
(kiemsat.vn) Ngày 01/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2017 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2018 -2020.
VKSND thành phố Vĩnh Yên kiến nghị phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em
Giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm các vụ xâm hại trẻ em
Điều tra làm rõ vụ cháu gái bị xâm hại tình dục đã uất ức tự tử
Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phản ánh những bức xúc của cử tri liên quan đến tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục. Đại biểu cho rằng, chưa có bao giờ tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục phức tạp như trong thời gian qua.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn)
Theo số liệu thống kê, mỗi năm cả nước có trên 1.300 trẻ em bị xâm hại tình dục, với mức độ ngày càng nghiêm trọng, như: Số trẻ em bị xâm hại ở mẫu giáo gia tăng; xâm hại trẻ sau đó giết trẻ, hoặc đe dọa khiến trẻ bị tổn thương; nhiều vụ xâm hại có tính chất loạn luân; một số vụ thầy giáo, bảo vệ nhà trường xâm hại nhiều học sinh, chỉ đến khi các cháu quá hoảng sợ mới nói với người lớn. Sự việc nghiêm trọng như vậy, nhưng có dấu hiệu bỏ qua, bị bỏ lọt, rất khó khăn cho quá trình xử lý vụ án.
Bà Nguyễn Thị Thủy cho rằng, gia đình vốn là hàng rào bảo vệ các em, nhưng chúng ta mới quan tâm theo cách truyền thống, mà chưa quan tâm nhiều đến việc trang bị cho trẻ các kiến thức cần thiết về giới tính, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Sau khi vụ việc xảy ra gia đình không báo với chính quyền, cam chịu bỏ qua, chấp nhận đau đớn để đấy.
Qua các vụ việc cho thấy, công tác giáo dục giới tính trong nhà trường còn hạn chế và chưa được chuyên nghiệp. Sách giáo khoa còn ít phần thể hiện, giáo viên còn tâm lý e ngại…
Toàn cảnh phiên họp
Đề cập khó khăn liên quan đến vấn đề giám định, bà Nguyễn Thị Thủy cho biết, Luật Giám định tư pháp không có quy định gia đình người bị hại có quyền yêu cầu giám định ngay, mà chỉ sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Thời gian giám định càng kéo dài thì khả năng chứng minh càng giảm. Do đó, “khi sửa đổi Luật Giám định tư pháp cần quy định cho phép gia đình người bị hại được yêu cầu giám định ngay sau khi vụ việc xảy ra”, đại biểu đề nghị.
Về công tác quản lý Nhà nước với trẻ em nói chung và với trẻ em bị xâm hại nói riêng còn nhiều hạn chế. Theo quy định pháp luật hiện hành, có 15 cơ quan có trách nhiệm, trong đó Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối. Nhưng đến nay chưa có cơ quan nào có số liệu chính xác về tình trạng trẻ em bị xâm hại. Tất cả đều lấy số liệu theo các vụ án bị khởi tố. “Nếu lấy theo số liệu này không phải ánh đúng tình hình, vì có trường hợp trẻ em và gia đình chấp nhận im lặng bỏ qua. Không đánh giá được tình hình sẽ không có biện pháp phù hợp”, bà nhấn mạnh.
Anh Minh
Xem các tin có liên quan >>>>>
Đề xuất một năm sẽ có 3 đợt xét tha tù trước hạn
Khải Silk “trà trộn” hàng Trung Quốc: Thế này còn biết tin ai?
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.