Vướng mắc trong áp dụng văn bản xử lý hành vi xâm phạm sở hữu liên tục, kế tiếp nhau
(kiemsat.vn) Việc xác định áp dụng văn bản nào để xử lý hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian khi chưa có hướng dẫn BLHS năm 2015 còn có ý kiến khác nhau.
Nếu không có tranh tụng, Tòa khó xử đúng người, đúng tội
Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên chính là hình ảnh, uy tín của ngành
Tội Đào ngũ theo Bộ luật Hình sự năm 2015
Theo quy định tại Điều 5 Chương II Thông tư liên tịch số 02 ngày 25/12/2001 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn về một số quy định tại Chương XIV các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999, quy định: Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích...), đồng thời, trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu: Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng quy định này đã phát sinh vướng mắc. Trường hợp sau đây là một ví dụ:
Trong khoảng thời gian từ 21- 23 giờ ngày 31/5/2018, Nguyễn Văn A mang theo một bao tải với mục đích trộm cắp tài sản. Lần thứ nhất, A bắt trộm được 01 con chó, trị giá 1.400.000 đồng. Lần thứ hai, sau khi bán chó cho C, A tiếp tục đi bắt trộm được 01, trị giá 1.200.000 đồng. Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 2.600.000 đồng.
Ảnh minh họa |
Giải quyết vụ việc nay, hiện có hai quan điểm không thống nhất:
Quan điểm thứ nhất: Trường hợp này không áp dụng Thông tư liên tịch số 02/2001 để xử lý đối với Nguyễn Văn A, vì văn bản này hướng dẫn áp dụng các tội xâm phạm sở hữu quy định tại Chương XIV của BLHS năm 1999, mà không hướng dẫn việc áp dụng cho các tội xâm phạm sở hữu quy định tại Chương XIV của BLHS năm 2015.
Mặt khác, Điều 138 BLHS năm 1999 chưa quy định cụ thể các trường hợp tổng số giá trị tài sản trộm cắp dưới mức tối thiểu (2.000.000 đồng) thì phải chịu trách nhiệm hình sự, còn khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 đã có 05 trường hợp cụ thể xử lý đối với trường hợp tổng số dưới mức khởi điểm quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015, nên việc áp dụng văn bản này là bất lợi cho bị can, bị cáo và trái với nguyên tắc bảo vệ quyền con người của Hiến pháp năm 2013 (quyền con người chỉ được hạn chế theo quy định của Luật). Do đó, Nguyễn Văn A không phạm tội vì tổng giá trị của mỗi lần trộm cắp dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự (A không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích...).
Quan điểm thứ hai: Trường hợp này vẫn áp dụng Thông tư liên tịch số 02/2001 để truy cứu trách nhiệm đối với Nguyễn Văn A, vì mặc dù hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng các tội xâm phạm sở hữu quy định tại Chương XV của Bộ luật Hình sự năm năm 2015, nhưng hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian, không trái với nguyên tắc của BLHS. Trong trường hợp này, nên cộng tổng giá trị của hai lần A thực hiện hành vi trộm tài sản của người khác để truy cứu trách nhiệm đối với Nguyễn Văn A theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015.
Thiết nghĩ, hiện nay BLHS năm 2015 chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, để áp dụng các quy định của BLHS một cách thống nhất thì Liên ngành tư pháp trung ương sớm có văn bản hướng dẫn thi hành BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015. Trước mắt cần có văn bản hướng dẫn thống nhất việc áp dụng hay không áp dụng đối với các văn bản như: Nghị quyết, Thông tư liên tịch… hướng dẫn áp dụng BLHS năm 1999, BLTTHS năm 2003, cho các quy định tương ứng của BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015.
Xem thêm >>>
Xâm phạm bí mật đời tư, chuyện không thể đùa
Điểm mới của các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo BLHS 2015
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.