VKSND tối cao tổ chức Hội nghị chuyên đề “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố”
(kiemsat.vn) Ngày 06/11/2024, VKSND tối cao tổ chức Hội nghị trao đổi, rút kinh nghiệm thực hiện Chuyên đề “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố”. Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao dự và chỉ đạo Hội nghị.
Bàn về việc xác định chủ thể kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng trong các trường hợp cơ quan nhà nước sáp nhập, chia, tách
Những vấn đề lý luận, thực tiễn và hoàn thiện mô hình thiết chế chuyên trách chống tham nhũng ở nước ta hiện nay (Kỳ II)
Xác định là phạm tội chưa đạt, hay tội phạm đã hoàn thành đối với người phạm tội
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ điểm cầu trung tâm VKSND tối cao đến các điểm cầu trực tuyến trong hệ thống của ngành Kiểm sát nhân dân. |
Trình bày báo cáo đề dẫn "Thực trạng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố”, đồng chí Mai Trung Thành, Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh (Vụ 1) VKSND tối cao cho biết, biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam là 03/08 biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự, được các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng.
Việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam hạn chế một số quyền con người, quyền của người bị buộc tội, do đó, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) qua các thời kỳ đều quy định chặt chẽ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn áp dụng đối với từng biện pháp, tránh việc lạm dụng, áp dụng tùy tiện, coi biện pháp này như là một biện pháp điều tra.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là việc bảo đảm quyền của người bị buộc tội, đồng thời, để cụ thể hóa quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013, tại Điều 10 BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của BLTTHS. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người”.
Đồng chí Mai Trung Thành, Vụ trưởng Vụ 1 VKSND tối cao. |
Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Luật Tổ chức VKSND về chức năng, nhiệm vụ của VKSND “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” và khi thực hành quyền công tố, VKSND có nhiệm vụ “Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật”.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ vủa Viện kiểm sát trong công tác này; đồng thời thực hiện Nghị quyết số 96, Nghị quyết số 111 của Quốc hội, ngày 28/12/2016, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Chỉ thị số 106 về công tác kiểm sát của ngành KSND; Kế hoạch số 03 về công tác trọng tâm của VKSND tối cao, đã giao Vụ 1 VKSND tối cao chủ trì, phối hợp với các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp xây dựng báo cáo và tổ chức thực hiện Chuyên đề “Báo cáo đánh giá thực trạng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam của Cơ quan điều tra (CQĐT), Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và Viện kiểm sát, đề ra giải pháp khắc phục các trường hợp lạm dụng bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam; định kỳ ban hành thông báo rút kinh nghiệm trong công tác này”, phục vụ Báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao tại các kỳ họp của Quốc hội.
Chuyên đề cũng là một trong 09 chuyên đề cơ bản, quan trọng của Ngành, được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và cử tri đặc biệt quan tâm, là nội dung liên quan trực tiếp đến những định hướng, yêu cầu rất cao về chất lượng công tác phòng, chống oan sai và bỏ lọt tội phạm ngay từ giai đoạn đầu của các hoạt động tố tụng hình sự và nhiệm vụ này luôn được Vụ 1 VKSND tối cao theo dõi và thực hiện thường xuyên.
Các đơn vị tham gia Hội nghị trực tuyến tại các điểm cầu. |
Vụ trưởng Vụ 1 VKSND tối cao Mai Trung Thành cho biết, thực tiễn thực hiện Chuyên đề này qua từng năm cho thấy, nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp, các Kiểm sát viên đối với công tác này ngày càng nâng cao và có những chuyển biến tích cực và việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra của Cơ quan có thẩm quyền điều tra và trong giai đoạn truy tố của VKSND luôn bảo đảm có căn cứ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo các quy định của BLTTHS, Thông tư liên tịch số 04/2018. Tuy nhiên, quá trình áp dụng các biện pháp này cho thấy, CQĐT và Viện kiểm sát vẫn còn để xảy ra một số trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam chưa có đủ căn cứ hoặc bắt, tạm giữ, tạm giam để thay cho biện pháp điều tra hoặc thấy không cần thiết.
Do đó, việc tổ chức hội nghị trao đổi, rút kinh nghiệm thực hiện Chuyên đề “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố” là hết sức cần thiết.
Thông qua Hội nghị, đồng chí Mai Trung Thành mong muốn các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp đánh giá đúng thực trạng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam. Qua đó, làm rõ những kết quả đạt được, những thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể (nếu có) để rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị khắc phục; đồng thời rút ra những cách làm hay để phổ biến, nhân rộng trong toàn Ngành; đề ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục những hạn chế, đặc biệt là những giải pháp, cách làm hay nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Hội nghị đã nghe đồng chí Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng 3 thuộc Vụ 1 VKSND tối cao trình bày báo cáo trung tâm "Thực trạng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố"; đồng chí Lê Thị Kiều Nga, Phó Vụ trưởng Vụ 1 VKSND tối cao trình bày báo cáo chuyên đề "Rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố và giải pháp thực hiện".
Đại biểu trình bày tham luận tại Hội nghị. |
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo VKSND một số địa phương đã phát biểu tham luận đánh giá về thực trạng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam nhưng sau đó trả tự do không xử lý hình sự; làm rõ những vi phạm, tồn tại của CQĐT, Viện kiểm sát; xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm; đề cập đến những khó khăn, vướng mắc; đồng thời, đề ra những giải pháp tháo gỡ, cách làm hay nhằm nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới. Hội nghị cũng nghe đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học VKSND tối cao tổng hợp và giải đáp những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong thực hiện quy định của BLTTHS về áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao nhấn mạnh, việc tổ chức Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng, giúp lãnh đạo VKSND tối cao có cơ sở đánh giá đúng thực trạng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố. Qua hội nghị này đã làm rõ được những kết quả đạt được, những thiếu sót, tồn tại, nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể; rút ra những cách làm hay để phổ biến, nhân rộng, đề ra những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục hạn chế, thiếu sót, từ đó nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam.
Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu chỉ đạo Hội nghị. |
Cùng với đó, thông qua Hội nghị này để tiến hành tổng hợp, phân tích, xây dựng nội dung báo cáo thống kê trên cơ sở các yêu cầu chống lạm dụng bắt, tạm giữ, tạm giam và phòng, chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm để lãnh đạo VKSND tối cao chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Quang Dũng yêu cầu toàn Ngành tiếp tục thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân, các Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao, các quy định của BLTTHS, Thông tư liên tịch giữa CQĐT và Viện kiểm sát liên quan đến công tác; thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của VKSND theo quy định của pháp luật; tăng cường trách nhiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là trách nhiệm, bản lĩnh của thủ trưởng, lãnh đạo đơn vị và Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất phê chuẩn hay không phê chuẩn, hủy bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn; tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục ngay tình trạng lạm dụng việc bắt, tạm giữ, tạm giam; bắt, tạm giữ, tạm giam thay cho hoạt động điều tra hoặc không có căn cứ không cần thiết; tích cực thực hiện các giải pháp chống lạm dụng bắt người, tạm giữ, tạm giam.
Đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu VKSND tối cao chụp ảnh luu niệm. |
Ngoài ra, ngay sau Hội nghị này, Vụ 1 VKSND tối cao tổng hợp các ý kiến, tham luận phát biểu tại Hội nghị, hoàn thiện các báo cáo chuyên đề, đặc biệt báo cáo rút kinh nghiệm để gửi đến các đơn vị quán triệt và tiếp tục tổ chức thực hiện đảm bảo kịp thời, đồng bộ, thống nhất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, chất lượng, hiệu quả công tác này của toàn Ngành trong thời gian tới.
Phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Bàn về hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015
-
1Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh có tân Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
-
2Công bố và trao quyết định về công tác cán bộ của Viện trưởng VKSND tối cao
-
3VKSND tối cao phối hợp tổ chức tập huấn “Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự”
-
4Hội nghị trao đổi khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật
-
5VKSND tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức buổi tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành
-
6Nghệ An: VKSND huyện Hưng Nguyên ban hành kiến nghị phòng ngừa trong công tác phòng, chống tội phạm tại khu công nghiệp
-
7Hội nghị lấy ý kiến về đề án của Trung ương do VKSND tối cao chủ trì
-
8Hội thảo về Sổ tay kỹ năng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
Bài viết chưa có bình luận nào.