VKSND tối cao hướng dẫn kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
(kiemsat.vn) Nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hành chính của TAND; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; VKSND tối cao ban hành Hướng dẫn số 19/HD-VKSTC ngày 25/9/2024 để Viện kiểm sát các cấp chỉ đạo nghiên cứu, triển khai thống nhất trong toàn Ngành.
Về người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định
Sử dụng chứng cứ đấu tranh với bị can trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy
Trao đổi bài viết: “Trao đổi về xác định là tình tiết định khung hay là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tái phạm đối với người phạm tội”
Theo đó, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết KNTC trong lĩnh vực TTDS, TTHC của TAND; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; VKSND tối cao hướng dẫn VKS các cấp, cụ thể:
Biện pháp nắm số liệu tiếp nhận, xử lý, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của TAND
Quán triệt, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Thông tư liên tịch số 01/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 05/4/2018 của VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định phối hợp trong việc thông báo, báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (TTLT số 01/2018); cần xác định đây là biện pháp quản lý chính thức về kết quả tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của TAND cùng cấp. Thông qua nghiên cứu các báo cáo này, VKS sẽ có cơ sở rà soát, đối chiếu số quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo mà cơ quan tư pháp cùng cấp đã gửi tới VKS; từ đó ban hành văn bản yêu cầu Tòa án gửi bổ sung các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo (còn thiếu) để thực hiện kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật, của ngành Kiểm sát; đồng thời thực hiện quyền kiến nghị khắc phục vi phạm (nếu có) theo luật định.
Định kỳ, theo quy định tại TTLT số 01/2018, VKS các cấp phải chủ động đôn đốc Tòa án cùng cấp thực hiện nghiêm túc việc gửi báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Trong trường hợp Tòa án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì cần kiên quyết ban hành kiến nghị khắc phục.
VKSND cấp tỉnh cần tích lũy vi phạm trong việc chấp hành quy định TTLT số 01/2018 để có căn cứ tiến hành kiểm sát trực tiếp việc giải quyết KNTC trong TTHS đối với TAND cùng cấp và cấp dưới. Trong quá trình kiểm sát, qua nghiên cứu hệ thống phần mềm, sổ sách quản lý đơn của Tòa án, VKS sẽ nắm được chính xác số liệu tiếp nhận, xử lý, thụ lý, phân loại của Tòa án (trong tất cả các lĩnh vực tố tụng) để yêu cầu Tòa án chấp hành việc gửi đầy đủ các quyết định giải quyết KNTC thuộc thẩm quyền, để tiến hành kiểm sát theo quy định.
Áp dụng các biện pháp kiểm sát
Yêu cầu VKS các cấp cần nghiên cứu, áp dụng đầy đủ 03 biện pháp kiểm sát theo quy định của pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân; theo đó: (1) Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là biện pháp Yêu cầu ra văn bản); (2) Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình, cấp dưới và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát (gọi tắt là biện pháp Yêu cầu kiểm tra và thông báo kết quả); (3) Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát (gọi tắt là biện pháp Yêu cầu cũng cấp hồ sơ, tài liệu).
Điều kiện áp dụng các biện pháp kiểm sát
Đối với biện pháp Yêu cầu ra văn bản và Yêu cầu kiểm tra và thông báo kết quả, VKS yêu cầu Tòa án ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo khi VKS có căn cứ cho rằng Tòa án không giải quyết khiếu nại tố cáo. VKS yêu cầu Tòa án tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo khi VKS có căn cứ cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại tố cáo.
VKS áp dụng 02 biện pháp này khi đáp ứng 1 trong 3 điều kiện sau: (1) VKS nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết trong thời hạn quy định; hoặc có căn cứ xác định Tòa án vi phạm pháp luật trong khi giải quyết; (2) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền", kèm theo đơn khiếu nại, tố cáo; (3) VKS có căn cứ xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn quy định.
Đối với biện pháp Yêu cầu cung cấp tài liệu, VKS áp dụng biện pháp này khi đáp ứng 1 trong 4 điều kiện sau: VKS nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo đơn khiếu nại, tố cáo; VKS đã áp dụng 2 biện pháp nêu trên nhưng Tòa án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai nhưng người khiếu nại vẫn tiếp tục khiếu nại; khi VKS cần xem xét hồ sơ, tài liệu để quyết định việc kiến nghị.
Một số lưu ý trong thực hiện các biện pháp kiểm sát
Đối với biện pháp Yêu cầu ra văn bản, trong văn bản áp dụng biện pháp này cần ấn định thời hạn là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản; trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 15 ngày.
Đối với biện pháp Yêu cầu kiểm tra và thông báo kết quả cần ấn định thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản; trường hợp, vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian thì Tòa án phải có văn bản thông báo lý do cho VKS biết và trả lời cho VKS trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Đối với biện pháp Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu cần ấn định trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Tòa án phải gửi hồ sơ, tài liệu về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát.
Theo Hướng dẫn này, VKSND tối cao lưu ý, trường hợp qua nghiên cứu đơn, văn bản giải quyết khiếu nại, văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các nguồn thông tin khác và hồ sơ, tài liệu liên quan, nếu có đủ căn cứ xác định vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì có thể ban hành kiến nghị ngay mà không cần thiết phải áp dụng các biện pháp kiểm sát.
Cùng với đó, sau khi kết thúc mỗi biện pháp kiểm sát, nếu phát hiện vi phạm, VKS phải ban hành kiến nghị kịp thời; đối với biện pháp Yêu cầu kiểm tra và thông báo, biện pháp Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu thì phải ban hành Kết luận trước khi ban hành Kiến nghị". Trường hợp Viện kiểm sát đã áp dụng cả 3 biện pháp kiểm sát đối với một vụ việc thì chỉ ban hành kiến nghị sau khi đã áp dụng biện pháp kiểm sát cuối cùng.
Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hành chính của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.