Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu tai nạn giao thông
(kiemsat.vn) Từ ngày 1/3/2017, tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép vào trung tâm cấp cứu hay trạm y tế địa phương...
Phòng cháy, chữa cháy cứu người là trên hết
Tháp 27 tầng bốc cháy ở London
Chế độ mới cho người tham gia ứng phó sự cố và cứu nạn
Theo Thông tư 49/2016/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành về tổ chức và hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc thì trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép vào các cơ sở khám, chữa bệnh có sẵn trên đường bộ cao tốc như: Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện, Trung tâm cấp cứu 115, bệnh viện nhà nước, bệnh viện tư nhân.
Hoạt động cấp cứu trên đường bộ cao tốc gồm sơ cấp cứu, cấp cứu, chăm sóc, vận chuyển người bị tai nạn giao thông trên đường cao tốc.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi có đường cao tốc đi qua phải lập danh sách cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông và gửi cho trung tâm điều hành giao thông tuyến và cơ sở khám chữa bệnh để điều phối và thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông.
Nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông cần bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả trong việc vận chuyển nạn nhân đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.
Ngân Hà
Cứu thành công 4 thuyền viên và 9 nhà khoa học gặp nạn trên biển
-
1Quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
2Quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
-
3Nguyên tắc sử dụng chatbot AI đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
-
4Xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
5Lấy ý kiến nhân dân đối với các cá nhân được đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động
Bài viết chưa có bình luận nào.