Tòa án ra lệnh tạm giam trong trường hợp nào?
(kiemsat.vn) – Tòa án chỉ được ra lệnh tạm giam đối với bị cáo cho đến khi kết thúc phiên tòa hoặc ra quyết định bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án để bảo đảm việc thi hành án.
Không tách vụ án khi người bị hại sau đó là bị can
Ban hành 60 biểu mẫu dùng trong xét xử vụ án hình sự
Ai có quyền điều tra đối với vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài?
Ảnh có tính minh họa (nguồn internet)
Trong thực tế, có không ít trường hợp Tòa án ra lệnh tạm giam đối với bị cáo không đúng thẩm quyền trong quá trình xét xử. Tại công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của TANDTC về việc giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ đã hướng dẫn như sau:
Theo quy định tại Điều 177 và khoản 1 Điều 228 BLTTHS năm 2003 thì: “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết; nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa”
“Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của Bộ luật này .”
Căn cứ vào những quy định trên thì Hội đồng xét xử chỉ được ra lệnh tạm giam đối với bị cáo cho đến khi kết thúc phiên tòa hoặc ra quyết định tạm giam sau khi tuyên án để bảo đảm việc thi hành án.
Đối với trường hợp Tòa án ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung là đã kết thúc phiên tòa. Vậy nên, trường hợp này, Tòa án không có quyền tạm giam bị cáo để hoàn thành việc xét xử cũng như để phục vụ cho việc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Sau khi kết thúc phiên tòa, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung kèm hồ sơ vụ án phải được gửi cho Viện kiểm sát có thẩm quyền và việc có áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hay không là thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Vì thế, để tránh bị động trong việc kiểm đếm hồ sơ trả cho Viện kiểm sát, khi xây dựng kết hoạch xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải dự kiến được những công việc cần phải làm và chủ động phối hợp với Viện kiểm sát để giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.
Ánh Phượng
(giới thiệu)
Quyền bào chữa của người bị buộc tội theo BLTTHS năm 2015
Hiểu thế nào về rút yêu cầu khởi tố của bị hại theo BLTTHS 2015?
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
7Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
8Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
-
9Quy định mới về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức
Bài viết chưa có bình luận nào.